Ngành dược: Thiên thời địa lợi, cớ sao nhân chưa hoà?

12/05/2019 08:37
Tiến sĩ Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương phân trần: "Ngành dược chúng ta có nhiều chính sách, nhưng chưa có được sự đau đáu quyết liệt cần thiết, mà thay đổi lúc thế này lúc thế kia, dẫn đến chưa phát huy hiệu quả".

Thiên thời địa lợi

Là một quốc gia có dân số già hoá nhanh, thời kỳ "dân số vàng" Việt Nam theo đó không còn dài, ước tính đến năm 2020 đạt khoảng 7,4 triệu dân trên 65 tuổi, tương đương tỷ lệ 7,9% dân số; thậm chí con số này dự tăng lên 9,5% đến năm 2025. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành chăm sóc sức khoẻ nói chung, cũng như dược phẩm nói riêng.

Chưa kể, thu nhập bình quân đầu người tăng, đặc biệt là sự nổi lên của tầng lớp trung lưu, góp phần thúc đẩy chi tiêu gia tăng, bao gồm chi tiêu cho sức khoẻ. Theo thống kê, mức độ chi tiêu bình quân đầu người Việt Nam dành cho thuốc từ 38 USD năm 2015 đã tăng lên khoảng 56 USD vào năm 2017, đồng thời dự báo sẽ được duy trì mức tăng ít nhất 14%/năm cho đến năm 2025, so với con số trung bình thế thới năm 2016 vào khoảng 147,4 USD/người.

Cùng với đó, bảo hiểm y tế mở rộng với độ phủ từ mức 60% (năm 2010) đã đạt mức 88,5% sau 8 năm, mục tiêu đến năm 2020 chính thức chạm mốc 100%. Phía chính sách cũng có những đóng góp đáng kể, đơn cử là Quyết định 68/QĐ-TTg phê duyệt "Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" với những ưu đãi cũng như lộ trình hợp tác quốc tế, nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại thuốc có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng theo cơ cấu bệnh tật.

Dư địa tăng trưởng dồi dào, cùng với sự hỗ trợ về mức sống, cơ cấu dân số, ý thức bảo vệ bản thân gia tăng đã khiến toàn ngành dược Việt Nam liên tục tăng trưởng nhiều năm gần đây. Cụ thể, ngành dược đạt mức tăng 11% năm 2017, giai đoạn 2018-2021 tỷ lệ bình dự bình vào mức 11,4%. Quy mô cũng liên tục tạo đỉnh mới, từ mức 4.2 tỷ USD (năm 2015) đến nay đâu đó đã vào khoảng 5,8-6 tỷ USD, con số này 3 năm tiếp theo sẽ tăng mạnh để đạt 7,8 tỷ USD đến năm 2021.

Cổ phiếu ngành dược: Thiên thời địa lợi, cớ sao nhân chưa hoà? - Ảnh 1.

Nhân… chưa hoà

Đó là cơ hội, mà luôn đồng hành chính là thách thức, giới hạn về kỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu… khiến doanh nghiệp dược Việt Nam đang "thất thủ" trên chính sân nhà. Nhu cầu cao và liên tục leo thang, trong khi đối tượng đáp ứng lượng cầu lớn ấy của nước ta lại chính là doanh nghiệp ngoại, khi mà sản xuất dược trong nước còn dưới mức tiềm năng, và nguồn cung đang phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu.

Ghi nhận, năm 2018 Việt Nam nhập khẩu thuốc 2,8 tỷ USD, tương ứng mức tăng 9,5%/năm cho giai đoạn 2011-2018, có đến hơn 50% tỷ trọng là nhập khẩu từ châu Âu (nhất là Pháp, Đức). Tỷ lệ nội địa cung ứng, hiện doanh nghiệp Việt Nam đang đáp ứng được khoảng 50% tân dược với khả năng công nghệ, R&D, sản xuất biệt dược vẫn còn hạn chế.

Song song, dược liệu trong nước cũng còn hạn hẹp với con số đông dược chỉ chiếm thị phần chưa đến 2%, ngược lại giá trị nhập khẩu từ nước ngoài lên đến 407 triệu USD, tăng 8,5% so với mức 375 triệu USD năm 2017, với gần 80% tỷ trọng nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Chính điều này kéo theo đó là rủi ro luôn thường trực với những đơn vị sản xuất dược trong nước, biên lợi nhuận thất thường và thời gian gần đây liên tục giảm trước áp lực tỷ giá, biến động giá năng lượng…

Cổ phiếu trên thị trường theo đó cũng lèo tèo, thanh khoản kém, và sự rủi ro khiến nhà đầu tư thờ ơ. Đã từng có làn sóng tăng vào khoảng cuối năm 2017, song cũng chỉ là phút chào đón ngắn ngủi trước sự săn đuổi của dòng vốn ngoại, mà đằng sau đó chính là nguy cơ bị nuốt chửng.

Chia sẻ thẳng thắn về thực tế này, tại hội thảo Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành dược mới đây, Tiến sĩ Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương phân trần: "Ngành dược chúng ta có nhiều chính sách, nhưng chưa có được sự đau đáu quyết liệt cần thiết, mà thay đổi lúc thế này lúc thế kia, dẫn đến chưa phát huy hiệu quả".

Cần một sự đau đáu!

Cổ phiếu ngành dược: Thiên thời địa lợi, cớ sao nhân chưa hoà? - Ảnh 2.

Hội thảo Tiềm năng và cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành dược diễn ra hôm 10/5/2019 tại Tp.HCM.

Bởi, theo ông Thành, sự quan tâm về chính sách, ý tưởng thực sự rất đẹp, thể hiện mong muốn người Việt Nam chúng ta hướng đến một đất nước mà nơi đó cuộc sống vui vẻ, khoẻ, đẹp đẽ… Song, hai vấn đề nổi bật nhất đằng sau ngành dược chính là:

(1) Với một nền kinh tế phát triển như Việt Nam và với sự quan tâm của con người thì chi tiêu về y tế là tương đương các nước khác, thực tế sự quan tâm này so với tốc độ phát triển hiện nay của nước ta là khá cao. Tuy nhiên, ứng dụng y tế ở Việt Nam khá lúng túng, mức độ đại trà quá đông thì chính sách khó mà thiết thực. Việt Nam là kinh tế thị trường, lẽ ra sản xuất phân phối dược phải do thị trường. Tuy nhiên, ngành dược nước ta phía sau đó là những điều kiện về một nhóm hàng hoá công, hàm ý vấn đề cần giải quyết là mức can thiệp của Nhà nước như thế nào cho khéo?.

Chúng ta tập trung bảo hộ (nhằm hạn chế sự thất thủ của doanh nghiệp trong nước, cũng như hạn chế sự cạnh tranh và tràn lan hàng hoá kém chất lượng từ Trung Quốc), ngược lại cơ quan chức năng cũng phải thoả đáng "tương tư" có phải đang ưu ái quá mức ngành dược, trong bối cảnh ngành nào cũng cho mình là mũi nhọn và mong muốn được ưu ái.

(2) Một vấn đề khác theo ông Thành chính là sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, được biết một loại thuốc mới trước khi đến tay người tiêu dùng phải mất khoảng 12 năm để ra thị trường, bao gồm 8-10 năm nghiên cứu, và phải tốn 2-4 năm để thẩm định… Với khoảng thời gian dài đó, trong khi nhu cầu lại càng tăng, đây thực sự là bài toán không đễ để giải!

Trên góc nhìn đầu tư, ông Nguyễn Đăng Thiện – đại diện Chứng khoán MB (MBS) bổ sung, chính sự "ưu ái" trên khiến cổ phiếu ngành dược chưa thực sự hấp dẫn, thanh khoản kém. Muốn bứt phá và bền vững, cổ phiếu ngành dược cần một cuộc chơi thực sự, tức phải có thoái vốn.

Hiện nay, việc đầu tư vào nhóm này chỉ dừng lại ở góc độ đầu tư vào lãnh đạo, như Dược Hậu Giang (DHG), Imexpharm (IMP), Traphaco (TRA)… Tuy nhiên, thời thế hiện nay đang có sự thay đổi lớn, mà thẳng thắn nhìn nhận chính là sự "xâu xé" của nhóm nhà đầu tư lớn. Minh chứng, Dược Hậu Giang từng là đơn vị đứng đầu ngành đang đối mặt với sự săn đuổi của Taisho, trong khi nếu có yếu tố ngoại chi phối đơn vị này sẽ không được quyền phân phối, quý đầu năm 2019 lợi nhuận Công ty cũng sụt giảm do phải ngừng cung cấp MSD và Eugica.

Nói là vậy, ông Thiện cũng nhấn mạnh, trên vai trò phục vụ sức khoẻ, cổ phiếu dược vẫn xứng đáng là danh mục đầu tư dài hạn tính đến thời điểm hiện tại, và ưu thế nổi bật ở đây không mang tính chu kỳ.

Lợi thế khác, ngành công nghệ sinh học Việt Nam đang được các quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, HongKong, Trung Quốc… đặc biệt quan tâm.

Cổ phiếu ngành dược: Thiên thời địa lợi, cớ sao nhân chưa hoà? - Ảnh 3.

Kết thúc quý 1/2019, biên lãi gộp các doanh nghiệp đầu ngành dược (niêm yết) vẫn dưới 50%, với tỷ lệ trung bình chỉ vào khoảng 35-40%.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
10 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
9 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
9 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
8 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
7 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.