Ngành gỗ miệt mài xuất khẩu

24/03/2021 13:59
Nhiều doanh nghiệp gỗ mạnh dạn đầu tư công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm, sử dụng hiệu quả kênh tiếp thị, bán hàng online... nên vẫn có đơn hàng dồi dào bất chấp dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), cho biết năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Ba Lan, Đức, Ý để vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau Trung Quốc trong tốp các quốc gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới. "Chúng ta tìm thấy ngay cơ hội từ trong mùa dịch khi sản xuất của các nước bị gián đoạn, còn chúng ta giữ được sản xuất và tận dụng được cơ hội từ thương chiến Mỹ - Trung" - ông Phương lý giải.

Hiệu quả bất ngờ

Vừa nhận đơn hàng xuất khẩu sản phẩm nhà bếp và đồ gia dụng sang Hàn Quốc trị giá 920.000 USD ngay sau Tết nguyên đán, Công ty CP Gỗ Đức Thành lạc quan sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm nay. Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, phó tổng giám đốc công ty, cho hay tổng doanh thu của Gỗ Đức Thành năm vừa qua đạt tới 400 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2019 và vượt kế hoạch năm 2%.

"Năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 17 triệu USD, tăng khoảng 15% so với năm 2020 nhưng mới hết tháng 2 đã hoàn thành được gần 50% kế hoạch" - bà Diệp thông báo và cho biết sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Gỗ Đức Thành là gỗ gia dụng, nhà bếp, đồ chơi trẻ em…

"Về khách quan, dịch Covid-19 khiến người dân các nước ở nhà thường xuyên hơn và có nhu cầu mua sắm, sử dụng sản phẩm gia đình nhiều hơn. Về chủ quan, những nhà mua hàng bị đứt gãy chuỗi cung ứng với thị trường Trung Quốc nên chuyển qua Việt Nam. Ngoài ra, một số nhà mua hàng lớn tăng mua hàng của doanh nghiệp (DN) Việt vì an tâm về chất lượng sản phẩm" - bà Diệp lý giải. Theo bà, cũng nhờ xu hướng chuyển dịch này, cộng với việc tham gia gian hàng trên "showroom trực tuyến" HOPE, Gỗ Đức Thành đã phát triển được nhiều khách hàng mới.

Bà Phạm Thị Hồng Quang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Nguồn Việt, kể câu chuyện vui khi bà bất ngờ bán được những mặt hàng ế do dịch Covid-19. Đó là sản phẩm tấm ván do công ty sản xuất tạm thời không tiêu thụ được. Một số nhân viên có ý tưởng lắp ráp 2 tấm ván lại và trang trí thêm để thành chiếc bàn độc nhất vô nhị dùng cho phòng họp. Khi quay hình phòng họp của công ty và đăng lên HOPE, có khách hàng quốc tế thích thú và đặt hàng mẫu bàn đặc biệt này.

"Nếu đi hội chợ trực tiếp, do hạn chế về chi phí nên mỗi lần chúng tôi chỉ mang theo được 50-60 sản phẩm, khách hàng thường không thỏa mãn. Còn trên kênh online, họ được nhìn tổng thể tất cả sản phẩm, thậm chí còn có ý tưởng kết hợp các món hàng với nhau thành những bộ sản phẩm độc đáo, riêng biệt. Từ đó, tôi rút ra bài học lớn là đầu tư online rất quan trọng, thay vì một năm mất mấy trăm ngàn USD đi hội chợ ở các nước thì marketing online có thể tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao" - bà Quang so sánh. Theo bà, doanh thu năm 2020 của Nguồn Việt tăng 40% dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhờ chuyển biến cách thức marketing và chủ động thay đổi sản xuất đáp ứng yêu cầu của các hệ thống mua hàng.

Còn ông Nguyễn Thanh Được, Giám đốc Công ty CP Gỗ Dầu Tiếng, cho biết đang lập dự án xây dựng nhà máy trên diện tích 10 ha, chuyên làm các sản phẩm tinh chế để xuất khẩu vì nhà máy hiện tại đã tận dụng hết 100% công suất. "Thị trường xuất khẩu chính là Mỹ (chiếm khoảng 50%), còn lại là Úc, Anh, New Zealand. Hiện nhà máy sản xuất tới đâu, xuất khẩu đến đó và đơn hàng đã kín đến hết tháng 6" - ông Được phấn khởi.

Ngành gỗ miệt mài xuất khẩu - Ảnh 1.

Chế biến gỗ tại Công ty CP Gỗ Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương). Ảnh: NGỌC ÁNH

Hướng đến tăng trưởng bền vững

Ông Trần Lam Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành HAWA, nêu tín hiệu tốt cho ngành gỗ là nếu như 3 năm trước, các nhà mua hàng thế giới khi xếp lịch đến tìm hiểu nơi sản xuất thường sẽ chọn tới Trung Quốc trước, sau đó mới đến Việt Nam thì hiện nay đã ngược lại. Nguyên nhân là nhờ DN Việt gần đây có sự thay đổi rất lớn về mẫu mã và phong cách bán hàng, đồng thời bắt kịp những tiêu chuẩn xuất khẩu và chủ động marketing sản phẩm.

"Những tập đoàn lớn đã chọn Việt Nam để mở văn phòng đại diện và hoạt động vài năm nay nhưng khâu truyền thông kết nối rất chậm. Vì vậy, ngày 13-4, chúng tôi sẽ tổ chức sự kiện kết nối các văn phòng đại diện với nhau và với các nhà sản xuất để chia sẻ về cách thức, văn hóa mua hàng và cả phương thức thanh toán…" - ông Sơn thông tin.

Theo bà Dương Thị Minh Tuệ, Ủy viên Ban Chấp hành HAWA, để có thể giữ vững vị thế, việc giữ chân khách hàng và tìm kiếm thị trường mới phải được triển khai xuyên suốt. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các chuỗi sự kiện marketing dịp tháng 3 và 4 hằng năm không thực hiện được, DN cần tận dụng tối đa các kênh quảng bá, xúc tiến thương mại từ online đến offline để duy trì sự hiện diện và năng động của mình với các đối tác mua hàng. "Chuỗi sự kiện Vietnam Furniture Matching Week được HAWA tổ chức từ ngày 12 đến 19-4 sẽ kết nối nhà sản xuất Việt Nam với hàng ngàn người mua hàng trên thế giới" - bà Tuệ nêu ví dụ.

Riêng kênh online, nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE dành cho ngành gỗ được khai sinh trong cao điểm của đại dịch Covid-19 và đã ghi nhận hơn 20.000 m2 diện tích showroom với gần 10.000 sản phẩm đến từ 70 DN triển lãm tính từ tháng 8-2020 đến nay. "Khi đại dịch còn chưa được kiểm soát, đây chính là kênh thương mại hiện đại và đắc lực. Tuy nhiên, DN cần dành thời gian tìm hiểu về cách vận hành và đầu tư nhân sự để quản lý tốt kênh truyền thông mới, kịp thời tương tác với khách hàng khi có thư hỏi cũng như thay đổi mẫu mã mới và đầu tư hình ảnh sản phẩm, showroom đẹp" - bà Tuệ lưu ý.

Ông Nguyễn Chánh Phương cho rằng các DN nên chú ý về xu hướng của các nhà mua hàng hiện nay là tìm kiếm những nhà sản xuất sử dụng vật liệu có nguồn gốc, có yếu tố bền vững như hàng tái sử dụng, tái chế được, hàng tháo ráp…, từ đó có định hướng sản xuất phù hợp.

Tiềm năng gỗ cao su

Theo đánh giá của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), xuất khẩu gỗ cao su đang có nhiều tiềm năng, triển vọng và lợi thế để phát triển. Đây là lĩnh vực có biên lợi nhuận khá tốt, đặc biệt có cơ hội phát triển trong điều kiện Việt Nam và các nước đang thắt chặt chính sách đóng cửa rừng nên nhu cầu về sản phẩm sản xuất từ gỗ cao su sẽ tăng vì đây là nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp.

Trong 5 năm tới, mục tiêu của VRG là tăng gấp đôi sản phẩm tinh chế bằng việc tiếp tục đầu tư trang thiết bị, quan tâm công tác quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu sản phẩm mới không còn chú trọng từng sản phẩm riêng biệt mà sáng tạo cả không gian nội thất, tạo ra giải pháp cho khách hàng - đây là xu hướng mới của ngành gỗ hiện nay. Ngoài ra, tập đoàn cũng thay đổi phương thức bán hàng sang online để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

11.926.430 VNĐ / tấn

21.28 UScents / lb

0.52 %

+ 0.11

Cacao

COCOA

229.405.421 VNĐ / tấn

9,024.00 USD / mt

0.50 %

+ 45.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

172.423.227 VNĐ / tấn

307.65 UScents / lb

0.39 %

+ 1.18

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.228.876 VNĐ / tấn

988.01 UScents / bu

0.23 %

+ 2.26

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.214.834 VNĐ / tấn

293.15 USD / ust

0.93 %

- 2.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
8 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
10 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.