Tin học là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với học sinh và người đi làm. Các bạn học sinh đã được theo môn Tin học ngay từ cấp 1, trải đều đến tận khi lên đại học vẫn luôn có môn học này trong đại cương là đủ biết tầm quan trọng thế nào rồi!
Tin học nghiên cứu về kĩ năng ứng dụng trên máy tính. Kỹ năng này hỗ trợ học sinh rất nhiều trong mọi công việc, từ chuyên ngành (IT, công nghệ thông tin, lập trình web)... cho đến dân văn phòng.
Một trong những ngành học hot liên quan kỹ năng này phải kể đến Tin học ứng dụng (tên gọi khác: Công nghệ thông tin). Đây là công việc nằm trong những ngành khoa học ứng dụng nhằm chuyển hoá những kết quả nghiên cứu thành giải pháp ứng dụng cho cuộc sống. Trong bối cảnh kinh tế phát triển mạnh, việc tập trung vào các ngành khoa học ứng dụng là hướng đi được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vậy thực tế, học ngành Tin học ứng dụng thế nào?
Ảnh minh hoạ
Ngành Tin học ứng dụng hiểu một cách đơn giản: Ứng dụng những kiến thức về Tin học, máy tính vào đời sống thực tế. Ngành học có sự bao quát lớn nên sinh viên khi ra trường có thể làm nhiều công việc khác nhau như: Nhân viên thiết kế đồ hoạ, thiết kế và quản lý website...
Nhiều trường đại học/cao đẳng/trung cấp đã cho ngành học này trở thành ngành học chủ yếu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có được những kiến thức sau:
- Kỹ thuật lập trình
- Công nghệ phần mềm
- Quản trị cơ sở dữ liệu
- Phân tích thiết kế hệ thống
- Ứng dụng đồ hoạ...
Ảnh minh hoạ
Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm ứng dụng ngành nghề này ở các công việc liên quan đến công nghệ thông tin, làm trong các công ty/doanh nghiệp lớn. Vì ở đâu cũng cần kỹ năng Tin học nên từ mức độ cơ bản (văn phòng), cho đến phức tạp (lập trình web, viết code)...sinh viên đều có thể thành thạo làm việc được!
Tất nhiên để muốn trở thành chuyên gia trong nghề, các bạn trẻ cũng cần trau dồi thêm cho mình các kỹ năng sau:
- Có vốn tiếng Anh tốt: Khi học về công nghệ thông tin, bạn sẽ thường xuyên phải update bản thân bằng việc đọc thêm tài liệu tiếng Anh để nâng cao tay nghề. Do công nghệ thông tin biến đổi theo từng ngày, càng học nhiều thì sẽ càng có nhiều cơ hội làm việc tốt hơn, giúp ích cho việc trao đổi với khách hàng, hay thậm chí là được mời ra quốc tế làm việc.
- Có tính nhẫn nại, kiên trì: Nhắc đến các ngành Tin học, một suy nghĩ quen thuộc là phải tiếp xúc nhiều với máy tính và con số, phải đọc các loại kiến thức khô khan hơn các công việc khác. Đây cũng là điều mà dân Tin học phải tập làm quen dần để làm lâu dài trong nghề, do vậy tính nhẫn nại và kiên trì là đòi hỏi cực cao!
- Chịu đựng áp lực cao trong ngành: Không giống như những ngành nghề khác, khi làm công việc liên quan đến Tin học, bạn phải luôn update kiến thức thường xuyên vì xu hướng Internet luôn thay đổi và phát triển. Do vậy bạn cũng phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn trong ngành. Đối với những ngành đặc thù như viết code, lập trình web, quản trị mạng... áp lực còn càng tăng cao khi đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng tay nghề cao.
Ảnh minh hoạ
Rất nhiều trường đại học lớn đã đặt ngành học này là ngành học chủ chốt trong đề án tuyển sinh. Có thể kể đến như: Đại học Bách khoa Hà Nội, đại học FPT, đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM), Đại học Bách khoa TP.HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông...
Ngoài ra, sinh viên cũng có thể rút ngắn thời gian học Tin học ứng dụng thành 1-2 năm thay vì học đến 4 năm đại học khi theo học trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội.
Ở đây, trường đào tạo ngành Tin học ứng dụng với mục tiêu tạo ra nhân viên thiết kế đồ hoạ, thiết kế và quản lý website... Trường tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển với thời gian đào tạo như sau:
- Học sinh tốt nghiệp THCS (hết lớp 9); học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: Học 2 năm
- Học sinh tốt nghiệp Trung cấp trở lên: Học 1 năm
Trường Trung cấp Kỹ thuật Tin học Hà Nội (Ảnh: Website trường)