Ngành thép Châu Á gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao

14/03/2023 09:04
Năm 2023 bắt đầu với xu hướng tăng giá giá nguyên liệu sản xuất thép, trong khi giá thép thành phẩm bấp bênh với những khoảng thời gian giảm giá kéo dài, phủ bóng đen lên lợi nhuận của các nhà máy thép châu Á.
Ngành thép Châu Á gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao - Ảnh 1.

Nguồn tin từ một nhà máy lớn của Nhật Bản cho biết: "Lợi nhuận [của chúng tôi] đang bị siết chặt. Tình hình hiện tại không có ý nghĩa gì khi chi phí [nguyên liệu thô] ngày càng cao". "Chúng tôi từng có lợi nhuận tốt trong lịch sử nhưng giờ thì khó khăn."

Tin tức về sự phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc đã đẩy giá quặng sắt tăng tăng ngay từ đầu năm 2023 đúng lúc nguồn cung khan hiếm ở Úc trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển bằng đường biển tốt đã đẩy giá than luyện kim lên cao.

Giá than loại tiêu chuẩn Platts Premium Low Vol , hay PLV, đã tăng vọt lên mức cao nhất 8 tháng, là 390 USD/tấn FOB Australia vào ngày 17/2, theo dữ liệu từ Platts. Tương tự, giá Platts IODEX tiêu chuẩn, phản ánh giá quặng sắt vận chuyển bằng đường biển của châu Á, cũng chạm mức cao nhất trong 8 tháng, là 130,60 USD/tấn CFR Trung Quốc vào ngày 22/2. Ngày 28/2, giá PLV giá quặng sắt được báo lần lượt ở mức 347 USD/tấn FOB Australia và 124,10/dmt CFR miền bắc Trung Quốc.

Vào cuối tháng 3, giá quặng sắt giảm nhẹ, nhưng sau đó nhanh chóng tăng trở lại, hiện vượt 130 USD/tấn và có xu hướng tiếp tục đi lên sau khi đã tăng 5 tuần liên tiếp. Quặng sắt kỳ hạn tháng 4 trên sàn Đại Liên ngày 13/3 đạt 929 nhân dân tệ (134,63 USD)/tấn; trên sàn Singapore đạt 132 USD/tấn.

Ngành thép Châu Á gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao - Ảnh 2.

Xu hướng chi phí sản xuất thép.

Theo các nguồn tin, phải mất ba tháng để chi phí nguyên vật liệu được phản ánh đầy đủ vào giá thành phẩm.

Giá thép cuộn cán nóng loại SS400 giao ngay giai đoạn tháng 1-2/2023 duy trì trong khoảng 600-670 USD/tấn FOB Trung Quốc, trong khi thép cây dao động trong khoảng 610-640 USD/tấn FOB Trung Quốc trong cùng thời kỳ.

Khó khăn đối với các nhà sản xuất thép châu Á chưa dừng lại ở đó khi giá vận chuyển hàng hóa đã tăng trở lại trong bối cảnh triển vọng tích cực về nhu cầu trong tháng Ba.

"[Đối với] xuất khẩu thép, chúng tôi phụ thuộc nhiều hơn vào tàu Handysizes. Các tàu mà chúng tôi cố gắng chốt giá ở mức 3.000 đô la/ngày vào trung tuần tháng 2 đã nhanh chóng nâng giá yêu cầu lên gấp đôi, khoảng 6.000- 7.000 đô la/ngày [cho tuần kết thúc vào ngày 20-24/2] ", giám đốc của một nhà máy thép lớn ở châu Á cho biết, than thở về mức giá thuê dài hạn để vận chuyển thép từ bờ biển phía đông Ấn Độ đến các thị trường Đông Nam Á cũng tăng 50%.

Để ngăn chặn giá nguyên liệu thép tăng cao, các nhà quản lý Trung Quốc có thể có những hành động để kiềm chế giá quặng sắt tăng cao, sau khi cơ quan hoạch định chính sách đề xuất các cơ quan chức năng tăng cường giám sát thị trường và trấn áp thông tin sai lệch về giá cũng như hoạt động tích trữ.

Nỗi khổ của người mua

Theo xu hướng gia tăng giá nguyên liệu thô, các nhà sản xuất thép lớn đã tăng giá chào bán thép trong tháng Hai.

Vào ngày 13/2, hãng thép Formosa Hà Tĩnh Steel của Việt Nam được cho là đã tăng giá chào bán thép HRC giao tháng 4/tháng 5 thêm 59 USD USD/tấn so với tháng đó trước lên 694 USD USD/tấn CIF Việt Nam.

Ngày 20/2, Tokyo Steel cũng tăng giá chào bán cho các hợp đồng tháng 3 đối với tất cả các loại thép cây của mình thêm 3.000 Yên/tấn (22 USD USD/tấn) vào phát tín hiệu sắp tới sẽ tiếp tục tăng thêm nữa.

JSW Steel đã tăng giá chào bán thép HRC trong nước hai lần vào tháng Hai và có kế hoạch tăng thêm vào tháng Ba.

Người mua trên khắp châu Á đã gặp khó khăn khi giá thép tăng.

Theo một nhà máy cán lại thép ở Indonesia, giá chào từ một nhà máy Việt Nam được chỉ định ở mức 765 USD/tấn CFR Jakarta cho loại SAE 1006 và điều đó sẽ dẫn đến giá bán là 918 USD/tấn đối với thép cuộn cán nguội. Một giá chào khác từ một nhà máy Nhật Bản được cho là ở mức 785 USD/tấn CFR - sẽ dẫn giá thép CRC chạm mức 938 USD/tấn.

Tuy nhiên, khách hàng vẫn chưa sẵn sàng trả giá cao hơn ngưỡng 900 USD/tấn.

Một số nguồn tin từ các nhà máy lớn của Nhật Bản cho biết: "Nếu [chi phí đầu vào] tiếp tục tăng, chúng tôi cần tăng giá, điều mà về cơ bản các nhà máy hiện đang cố gắng. Nếu thị trường không chấp nhận, thì các nhà máy có thể giảm sản lượng để duy trì tỷ suất lợi nhuận ở mức ổn định."

Tín hiệu yếu từ Trung Quốc

Sau khi Trung Quốc từ bỏ chính sách Zero-COVID, những người tham gia thị trường thép châu Á kỳ vọng tín hiệu từ chính phủ nước này để xác định những dấu hiệu rõ ràng hơn về xu hướng giá.

Chỉ số quản lý mua hàng tổng hợp của Trung Quốc trong tháng 1/2023 có sự cải thiện nhẹ thêm 2,8 điểm lên 51,1 (số liệu đã điều chỉnh theo mùa), theo dữ liệu từ Caixin.

Giá quặng sắt và than luyện cốc vẫn ở mức cao trong khi giá thép thành phẩm đã giảm rất mạnh trong tuần đầu tháng 2, sau đó đi ngang từ tuần cuối tháng 2 đến nay. Điều này đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thép HRC trên thị trường Trung Quốc giảm xuống âm 22 USD USD/tấn và thép cây xuống âm 10,85 USD USD/tấn vào ngày 7/2, theo mô hình tỷ suất lợi nhuận nhà máy ở Trung Quốc của S&P Global.

Ngành thép Châu Á gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao - Ảnh 3.

Giá thép thanh vằn FOB Trung Quốc.

"Chúng tôi đã chứng kiến ​​giá quặng sắt và thép tăng gần đây nhờ dữ liệu giá nhà ở Trung Quốc tích cực trong tháng 1. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục là lực cản đối với nhu cầu thép trong năm nay và tiêu thụ thép từ lĩnh vực bất động sản dự kiến giảm gần 6% so với năm ngoái," Paul Bartholomew, nhà phân tích kim loại hàng đầu của S&P Global cho biết.

Theo các nhà phân tích tại S&P Global, sản lượng thép thô của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn khoảng 1 tỷ tấn vào năm 2023.

Thị trường Ấn Độ cân đối

Triển vọng của Ấn Độ tương đối tích cực so với các quốc gia châu Á khác với việc New Delhi nhấn mạnh vào phát triển cơ sở hạ tầng, điều này dự kiến ​​sẽ thúc đẩy nhu cầu thép.

Bộ tài chính Ấn Độ đang tăng chi tiêu vốn cho ngành thép cho năm tài chính 2023-2024, bắt đầu từ ngày 1 tháng 4, thêm 21,5% trong năm lên 701,5 triệu Rupee (8,8 triệu USD).

Chi phí thép trong nước cũng tăng đều đặn khi các nhà máy tăng giá chào bán, mặc dù người mua khó chấp nhận việc tăng giá.

Ngành thép Châu Á gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao - Ảnh 4.

Giá thép HRC nội địa tăng từ mức 680 USD/tấn xuất xưởng ở Mumbai vào tháng 1 lên 725,49 USD/tấn ngày 7/2, theo dữ liệu của Platts. Tính theo nội tệ, thép HRC của Ấn Độ tăng từ 56.500 Rupee USD/tấn xuất xưởng ở Mumbai trong tuần đầu tiên của tháng 1 năm nay lên 61.000 Rupee USD/tấn ngày 6/2 và sau đó giảm xuống 60.000 Rupee USD/tấn xuất xưởng Mumbai vào ngày 28/2, theo dữ liệu của Platts.

Ngành thép Châu Á gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao - Ảnh 5.

Ấn Độ tăng xuất khẩu thép sang châu Âu.

Để bù đắp tỷ suất lợi nhuận giảm từ doanh số bán hàng trong nước, các nhà máy thép ở Ấn Độ hiện đang tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang châu Âu.

Một thương nhân quốc tế cho biết: “Các nhà máy Ấn Độ có thể quản lý lợi nhuận của họ vì họ đang nhận được giá xuất khẩu sang châu Âu tốt hơn so với giá trong nước”.

Giá thép HRC S235JR của Ấn Độ giao dịch trong tháng 2/2023 và xuất khẩu vào tháng 4/2023 ở mức 780 USD/tấn CFR Italy, cao hơn khá nhiều so với giá trong nước.

Tham khảo: Spglobal

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
20 phút trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
52 phút trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
2 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
3 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
3 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.972.395 VNĐ / tấn

21.37 UScents / lb

1.29 %

- 0.28

Cacao

COCOA

220.781.194 VNĐ / tấn

8,688.00 USD / mt

2.31 %

+ 196.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.282.922 VNĐ / tấn

295.02 UScents / lb

0.02 %

+ 0.05

Gạo

RICE

17.540 VNĐ / tấn

15.17 USD / CWT

0.33 %

+ 0.05

Đậu nành

SOYBEANS

9.165.295 VNĐ / tấn

981.57 UScents / bu

0.39 %

+ 3.82

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.126.327 VNĐ / tấn

290.10 USD / ust

0.14 %

+ 0.40

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê tăng vọt
5 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.
Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
8 giờ trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
23 giờ trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.
Giống chuối "khổng lồ" cao gần bằng tòa nhà 6 tầng, ăn một quả no cả ngày
1 ngày trước
Chắc hẳn hiếm ai biết rằng trên thế giới tồn tại một giống chuối khổng lồ cao từ 18-25 m. Đặc biệt, khi chuối khổng lồ chín, mỗi buồng của chúng không chỉ to, nhiều trái mà còn rất nặng.