Ngành viễn thông thế giới đang vật lộn để tìm cách thoát suy thoái ra sao?

15/05/2020 09:30
9 năm trước, khi Telia ra mắt dịch vụ 3G trên đỉnh Everest với một trạm cơ sở ở độ cao 5.200m, công ty này đã khẳng định đây là mạng viễn thông “đỉnh cao nhất thế giới”. Đó cũng là đỉnh cao của ngành viễn thông châu Âu với khát vọng “cắm cờ” khắp hành tinh.

Giờ đây, giấc mơ dẫn đầu của ngành viễn thông nói chung và của châu Âu nói riêng đã lỡ dở. Họ không thể tiếp tục tăng trưởng mạnh với sự phát triển của các ứng dụng OTT, các công ty công nghệ mới, trong khi phải "cõng" trên vai cơ sở hạ tầng đồ sộ đặc thù.

Theo báo cáo viễn thông "Ngành công nghiệp ở ngã tư đường (Industry at a crossroads), tăng trưởng doanh thu toàn cầu của dịch vụ di động những năm 2010 giảm dần từ 4,4% xuống còn 1,8% trong năm 2013. Từ năm 2014 trở lại đây, tăng trưởng ngành này thường xuyên âm hoặc dương không quá 1%.

Ngành viễn thông thế giới đang vật lộn để tìm cách thoát suy thoái ra sao? - Ảnh 1.

Chris Gent, cựu Giám đốc điều hành Vodafone, nói rằng ngành viễn thông đã bỏ lỡ cơ hội chinh phục thế giới. Trong khi ông Jose María Álvarez-Pallete, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Telefónica, nói rằng tham vọng của ngành bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn công nghệ của mô hình viễn thông truyền thống. Ông nói với Financial Times: "Nguồn doanh thu của chúng tôi đã cạn kiệt. Công nghệ đang thay đổi mọi thứ".

Viễn thông là một trong những lĩnh vực hoạt động yếu nhất đối với các nhà đầu tư trong 5 năm qua. Sự thống trị đã chuyển sang một lĩnh vực khác - dẫn đầu bởi Google, Apple và Facebook. Đó là những gã khổng lồ đang sử dụng chính hạ tầng của các hãng viễn thông trên khắp thế giới để thu về phần lợi nhuận kỹ thuật số.

Chris Gent, người từng điều hành Vodafone trong thời kỳ hoàng kim toàn cầu, cho rằng ngành viễn thông khó còn cơ hội chinh phục thế giới. Chính các công ty nền tảng như Facebook và Google mới có sức hấp dẫn toàn cầu đối với người tiêu dùng.

"Khách hàng cảm thấy được kết nối với iPhone nhưng không kết nối với một mạng [viễn thông] nào cụ thể", ông nói. Các OTT như Netflix, Amazon Prime Video và Sky Go đã mọc lên như nấm trên toàn cầu. Nguồn doanh thu cao hơn và hệ thống kiểm soát dữ liệu tốt hơn đã giúp các OTT liên tục tăng trưởng.

Financial Times cho rằng, tương lai của các công ty viễn thông toàn cầu nằm ở cơ sở hạ tầng mạng - các đường ống và dây cáp chạy ngầm – những thứ cần thiết cho việc truyền dữ liệu trên toàn thế giới. Trong kịch bản này, công ty viễn thông là nền móng quan trọng khi những công ty như Google mới là kẻ gặt hái hầu hết giá trị.

Ngành viễn thông thế giới đang vật lộn để tìm cách thoát suy thoái ra sao? - Ảnh 2.

Từ năm 2010-2018, các OTT/dịch vụ kỹ thuật số đã tăng trưởng doanh thu gấp 5 lần, trong khi các telcos chỉ tăng 1%. Giá trị vốn thị trường của các công ty kỹ thuật số /OTT tăng 5,4 lần và đã bằng 189% telcos ngày nay.

Sau đó, các nhà điều hành đã theo đuổi nhiều con đường để khôi phục lợi nhuận và tăng trưởng. Họ nỗ lực rộng rãi để thiết lập các nguồn doanh thu mới trong cả B2C và B2B hoặc tái cấu trúc. Một vài cái tên đã thực sự thành công như AT&T, Telefonia, T-Mobile…

Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ kết nối cốt lõi khó có thể tăng trưởng nhanh hơn lạm phát, ngay cả ở các thị trường mới nổi. Chỉ có Indonesia và Canada là ngoại lệ.

Ngành viễn thông thế giới đang vật lộn để tìm cách thoát suy thoái ra sao? - Ảnh 3.

Vậy, có con đường nào cho tăng trưởng của Telcos?

Trên mặt trận B2C, lựa chọn nổi bật của các telcos là hướng đến việc phát triển các siêu ứng dụng (super app).

Tại sao các nhà khai thác viễn thông có thể giành chiến thắng? Họ có cơ sở khách hàng lớn, các kênh, dữ liệu khách hàng và thương hiệu mạnh. Đây chính là những yếu tố có thể giúp siêu ứng dụng của họ tăng quy mô thông qua việc thu hút khách hàng nhanh chóng.

Một ví dụ thành công của nhà khai thác xây dựng super app là Turkcell - telco đã kiếm tiền thành công nhờ hệ sinh thái ứng dụng "cây nhà lá vườn". Nền tảng đăng nhập và nhắn tin của họ đóng vai trò là mỏ neo của hệ sinh thái, gắn kết các dịch vụ với nhau. Nhà mạng này kiếm tiền nhờ cung cấp các gói dịch vụ kỹ thuật số chất lượng cao hơn. Turkcell đạt được 5-10% tăng trưởng doanh thu liên tục trong 3 năm qua, 20% doanh thu đến từ các dịch vụ kỹ thuật số.

Còn với B2B, 5G đang là một thời cơ lớn. Trên toàn cầu, 5G dự kiến ​​là con đường tăng trưởng nhanh nhất cho telco ở các thị trường có quy mô B2B lớn, phần nhiều là các thị trường phát triển - nơi giá trị gia tăng được tạo ra từ 5G là đáng kể.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
3 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
3 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
3 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
2 giờ trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
38 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Hyundai Santa Fe "dọn kho" giảm giá 145 triệu đồng tại đại lý: Bản tầm trung còn từ 1,12 tỷ, thêm lựa chọn giá rẻ hơn Everest nhưng phải đánh đổi một thứ khi bán lại
38 phút trước
Mức giảm mới kỷ lục kèm chất lượng xe không đổi khiến Hyundai Santa Fe dễ trở thành hàng “hot” trên thị trường trong thời gian tới.
Đối thủ của Mitsubishi Xpander bất ngờ giảm mạnh còn 449 triệu đồng - rẻ ngang Grand i10
2 giờ trước
Sau khi áp dụng ưu đãi, giá bán Hyundai Stargazer hiện đang rẻ ngang xe hạng A Grand i10.
Xuất khẩu: Cần tuyệt đối tuân thủ "luật chơi" trong thế giới bất ổn
20 giờ trước
Cùng chung khó khăn toàn cầu, nền xuất khẩu Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực mới, đòi hỏi điều tiên quyết phải tuyệt đối tuân thủ "luật chơi".
FPT Long Châu nhận giải thưởng danh giá của châu Á trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
20 giờ trước
Hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.