Ngành xây dựng còn tình trạng doanh nghiệp ‘sân sau’, ‘ưu ái thân quen’

29/03/2018 16:47
Theo TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngành xây dựng vẫn còn hiện tượng “sân sau”, doanh nghiệp xây dựng phải có quan hệ với cán bộ để tiếp cận thông tin, ưu ái các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thân quen trong ngành xây dựng ở mức tương đối cao…

Theo TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngành xây dựng vẫn còn hiện tượng “sân sau”, doanh nghiệp xây dựng phải có quan hệ với cán bộ để tiếp cận thông tin, ưu ái các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thân quen trong ngành xây dựng ở mức tương đối cao…


Doanh nghiệp xây dựng phải trả chi phí không chính thức cao nhất


Sáng nay (29/3), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị lắng nghe khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng cơ bản.


Trao đổi tại hội nghị, TS. Vũ Tiến Lộc đánh giá cao việc cải thiện điều kiện kinh doanh tại Bộ Xây dựng. Đây là Bộ được ghi nhận một trong những bộ đi đầu trong lĩnh vực cải thiện điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, theo vị Chủ tịch VCCI, lĩnh vực xây dựng còn nhiều quy định, nhiều chính sách và cả việc thực thi của các cán bộ nhà nước chưa đáp ứng được mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp.

đầu tư xây dựng,Bộ Xây dựng,tranh chấp chung cư,BOT,BT
Hội nghị lắng nghe khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng cơ bản sáng 29/3.


Trong đó TS Lộc dẫn ra một số vấn đề tồn tại từ lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết như: chưa có hành lang pháp lý cho condotel; chưa thể chế hoá quy định bảo lãnh thanh toán trong hợp đồng xây dựng; tình trạng quy hoạch treo, điều chỉnh quy hoạch tuỳ tiện vẫn diễn ra.


Ngoài ra còn thiếu tính liên thông thủ tục hành chính với các lĩnh vực khác như đất đai, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường; áp dụng đơn giá định mức chưa phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các công trình không sử dụng vốn nhà nước; giấy phép xây dựng và thủ tục cấp, điều chỉnh còn phức tạp…


Cũng theo Chủ tịch VCCI, kết quả khảo sát hơn 8000 doanh nghiệp dân doanh mà VCCI tiến hành hàng năm (PCI) cho thấy, trong các thủ tục hành chính liên quan nhiều nhất đến doanh nghiệp, thì thủ tục cấp phép xây dựng có mức độ chuyển biến chậm, xếp thứ 7/11 lĩnh vực được khảo sát.


Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp phải có mối quan hệ với chính quyền để thuận tiện trong kinh doanh trong ngành xây dựng cũng được nhiều doanh nghiệp phản ánh. Có đến 74% doanh nghiệp xây dựng phải có quan hệ với cán bộ để tiếp cận thông tin.


Tình trạng cán bộ nhà nước ưu ái các doanh nghiệp nhà nước, ưu ái các doanh nghiệp thân quen trong ngành xây dựng ở mức tương đối cao. Các doanh nghiệp xây dựng là những doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức cao nhất so với các lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ - Chủ tịch VCCI nêu.


100% dự án BOT, BT giao thông đã thực hiện đều chỉ định thầu


Nêu vấn đề về việc thực hiện dự án theo hình thức BOT, BT, TS, Luật sư Lê Đình Vinh – Cty Luật TNHH Vietthink nêu lên nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách và pháp luật cần được tháo gỡ từ việc đề xuất dự án, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, cơ chế góp vốn, quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư đến việc xác định mức phí và thời hạn thu phí đối với các dự án…


Như trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, ông Vinh cho hay, theo kết quả khảo sát trong số hơn 70 dự án BOT, BT trong lĩnh vực giao thông đã thực hiện, 100% trường hợp đều là chỉ định thầu với lý do không đủ số lượng nhà đầu tư quan tâm.

đầu tư xây dựng,Bộ Xây dựng,tranh chấp chung cư,BOT,BT
Tranh chấp tại nhiều chung cư giữa chủ đầu tư và người mua nhà diễn ra phổ biến trên thị trường bất động sản thời gian qua.


“Việc tổ chức đấu thầu không minh bạch đã khiến các nhà đầu tư làm ăn chân chính cảm thấy chán nản và mất niềm tin. Trong khi đó, việc chỉ định thầu tràn lan đã dẫn đến nhiều trường hợp nhà đầu tư được chỉ định nhưng không đảm bảo năng lực tài chính và kỹ thuật để triển khai dự án. Kết quả là nhiều dự án đầu tư vừa triển khai dở dang đã bị đình trệ hoặc phá sản. NHư dự án BOT cầu Phú Mỹ bị kéo dài do năng lực tài chính của nhà đầu tư không đảm bảo như cam kết” – TS Vinh nêu trong tham luận.


Theo ông Vinh, để hạn chế tình trạng trên cần tăng cường quản lý, siết chặt công tác tổ chức đấu thầu. Đồng thời thực hiện nghiêm các chế tài với các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thẩm định sai năng lực của nhà đầu tư hoặc cố tình ưu ái cho các nhà đầu tư không đủ năng lực. Bên cạnh đó, cần có quy định ràng buộc về chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng dự án PPP để hạn chế tình trạng nhà đầu tư lợi dụng quan hệ xin dự án sau đó chuyển nhượng lại để kiếm lời.


Khiếu kiện giữa chủ đầu tư và người mua nhà ngày càng phổ biến


Trao đổi tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam nêu ý kiến cần làm minh bạch hơn mối quan hệ dân sự giữa chủ đầu tư và người mua nhà để thị trường bất động sản được phát triển lành mạnh.


Dẫn trường hợp tại dự án nhà ở xã hội Bright City (Hoài Đức, Hà Nội) có nguy cơ phá sản, dự án dừng thi công, chủ đầu tư đòi thanh lý hợp đồng mua nhà của hàng trăm khách hàng đã nộp tiền, ông Hiệp cho rằng cần có cơ chế mạnh để xử lý những chủ đầu tư thiếu trách nhiệm trong đó cần phải có chế tài quy định rõ ràng về việc đảm bảo nguồn vốn của chủ đầu tư.


“Hiện nay theo quy định chủ đầu tư có vốn 20% của tổng mức đầu tư là đạt yêu cầu nhưng những trường hợp đó chỉ là vốn danh nghĩa trên giấy không phải vốn thực hoặc có trường hợp chủ đầu tư nhiều dự án cùng lúc thì số vốn thuộc 20% đó đã bị rải cho các dự án khác chứ không phải chỉ một dự án” – ông Hiệp đặt vấn đề.


Cũng theo ông Hiệp hiện nay việc khiếu kiện, tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua nhà đang diễn ra phổ biến trên thị trường bất động sản. “Chủ đầu tư chậm tiến độ, sai quy hoạch, bàn giao không đúng thiết kế, vi phạm hợp đồng… phải bị phạt. Nhưng ngược lại, nếu người mua nhà mà sai thì cũng phải bị phạt, mọi người phải bình đẳng trước pháp luật”, ông Hiệp nói.


Theo ông Hiệp, có nhiều trường hợp người mua nhà nợ tiền chủ đầu tư, nói không đúng về chủ đầu tư, khi về ở vi phạm các quy định chung, không hợp tác trong việc vận hành tòa chung cư… Thậm chí, có những mâu thuẫn trong nhà chung cư mà chưa được pháp luật điều chỉnh, gây khó khăn, lúng túng cho chính quyền địa phương tìm phương án xử lý.


Phát biểu kết luận, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh Bộ Xây dựng sẽ lắng nghe một cách cầu thị, giải quyết các vướng mắc một cách từng bước, theo hệ thống và trên tinh thần là sửa một cách toàn diện, phục vụ xã hội, liên quan đến nhiều luật, nhiều bộ ngành.


Bộ Xây dựng sẽ tập hợp ý kiến, xin ý kiến Chính phủ vào ngày 2/4 và trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 5.


Hồng Khanh



Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
7 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
6 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
5 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
4 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
14 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.