Ngành xây dựng Trung Quốc giảm mua vật liệu vì không chịu nổi giá thép cao như hiện nay

15/05/2021 17:44
"Không ai muốn mua (thép) với giá quá cao ... họ (người dùng) không thể chịu đựng được nếu giá tăng hơn nữa", anh nhân viên bán hàng họ Zhang thuộc một công ty thương mại có trụ sở ở Bắc Kinh thông tin cho phóng viên Reuters biết.

Giá thép tăng quá cao đã khiến các nhà xây dựng Trung Quốc giảm tốc độ mua vật liệu (thép), mặc dù ngành tiêu thụ nhiều thép nhất này được dự báo sẽ vẫn duy trì hoạt động ở công suất khá cao cho đến khi mùa mưa tới, khoảng tháng Sáu.

Giá thép thanh vằn – dùng trong xây dựng – và thép cuộn cán nóng giao dịch trên sàn Thượng Hải đã tăng gần 40% trong năm nay. Chỉ tính từ 1/4 đến nay, giá đã tăng gần 40%, trong bối cảnh lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc "bùng nổ" bởi những chương trình kích thích kinh tế mạnh mẽ mà Chính phủ nước này áp dụng từ cuối năm 2020 để kích thích nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Giá thép và nguyên liệu thép ở Trung Quốc bắt đầu "nguội lạnh" sau khi tăng nóng gần đây

Ngành xây dựng Trung Quốc giảm mua vật liệu vì không chịu nổi giá thép cao như hiện nay - Ảnh 1.

Nhưng do giá thép tăng quá cao, một số công ty xây dựng cho biết họ đã hạn chế mua thép với nhận định rằng giá mặt hàng này đã bị "thổi phồng" quá mức.

Một công ty xây dựng có trụ sở ở Quảng Đông trước kia thường mua thép hàng tuần để đảm bảo lượng dự trữ, nhưng nay chỉ mua 5% khối lượng thông thường, sau khi giá thép tăng vọt.

"Chúng tôi đã tạm dừng tất cả những dự án có thể ngừng thi công, hoặc hoãn những dự án chưa khởi công", thông tin từ công ty này cho biết.

Một công ty xây dựng khác ở tỉnh Chiết Giang, phía Đông Trung Quốc, cho biết họ cũng chỉ mua với khối lượng nhỏ và "chỉ mua vật liệu khi cần thiết" vì theo dõi thấy thị trường đã trở nên quá nóng.

"Giá thép như hiện nay đã cao vượt mức mà thị trường có thể chấp nhận được", nhà phân tích Zhuo Guiqiu của Jinrui Capital cho biết, và lưu ý rằng một số nhà sản xuất (thép) cũng đã ngừng nhận đơn đặt hàng mới.

Khối lượng giao dịch các sản phẩm thép xây dựng giảm mạnh trong tháng 5 do nhu cầu từ một số doanh nghiệp xây dựng giảm bởi giá quá cao

Ngành xây dựng Trung Quốc giảm mua vật liệu vì không chịu nổi giá thép cao như hiện nay - Ảnh 2.

Mùa xuân thường là mùa xây dựng cao điểm ở Trung Quốc vì các nhà xây dựng trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và làm việc cấp tốc trước khi mùa mưa đến, từ tháng Sáu.

Lượng tồn trữ thép mà các nhà máy và thương nhân hiện đang trữ đã giảm 34% kể từ đầu tháng 3 đến nay, theo thống kê của Công ty tư vấn Mysteel. Trong khi đó, mức tiêu thụ thép hàng tuần tăng rất nhanh, lên 12,5 triệu tấn vào ngày 13/5, từ mức 9,3 triệu tấn ngày 4/3.

Số liệu của MySteel về nhu cầu, sản lượng và tồn trữ thép Trung Quốc hàng tuần

Ngành xây dựng Trung Quốc giảm mua vật liệu vì không chịu nổi giá thép cao như hiện nay - Ảnh 3.

Song sau khi giá thép tăng chóng mặt vượt khả năng chịu đựng thì nhu cầu từ lĩnh vực xây dựng đã chậm lại. Lĩnh vực xây dựng vốn chiếm hơn một nửa tổng nhu cầu thép của Trung Quốc.

"Không ai muốn mua với giá quá cao ... họ (người dùng) không thể chịu đựng được nếu giá tăng hơn nữa", một nhân viên bán hàng họ Zhang thuộc một công ty thương mại có trụ sở tại Bắc Kinh khi trả lời phỏng vấn của phóng viên với Reuters đã nói.

Từ đầu năm đến nay, ngoại trừ tháng 2, khi các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động để nghỉ Tết trong vòng một tuần, hoạt động xây dựng ở Trung Quốc tháng 4/2021 đã tăng với tốc độ chậm nhất trong vòng 13 tháng, số liệu của Tổng cục Thống kê quốc gia cho thấy.

Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc tháng 4 chậm lại do nhu cầu từ lĩnh vực xây dựng yếu đi

Ngành xây dựng Trung Quốc giảm mua vật liệu vì không chịu nổi giá thép cao như hiện nay - Ảnh 4.

Ngoài sự bùng nổ của lĩnh vực xây dựng, nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm giảm lượng khí thải nhà kính bằng cách buộc đóng cửa những nhà máy có công nghệ lạc hậu cũng đẩy giá thép tăng, kéo theo sự tăng giá kỷ lục các nguyên liệu chính trong sản xuất thép như quặng sắt và than cốc.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang tiến hành các bước để ngăn chặn lĩnh vực kim loại trở nên quá nóng.

Nội các Trung Quốc hôm thứ Tư (12/5) cho biết các cơ quan chính phủ sẽ tăng cường phối hợp về chính sách để ổn định nền kinh tế và thích ứng với việc giá hàng hóa tăng nhanh và mạnh.

Các quan chức ở Đường Sơn, trung tâm của ngành thép Trung Quốc, cũng cảnh báo các nhà máy thép của họ - nơi sản xuất nhiều thép hơn cả sản lượng của nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới là Ấn Độ - để duy trì trật tự thị trường và hỗ trợ các doanh nghiệp có môi trường hoạt động bình thường.

Chính quyền Đường Sơn cho biết họ sẽ xem xét và xử lý các hành vi bất hợp pháp, bao gồm: Thao túng thị trường, tung tin đồn thất thiệt và đầu cơ tích trữ; đồng thời sẽ trừng phạt và đình chỉ hoạt động các doanh nghiệp bị kết tội.

Sản lượng, nhu cầu tiêu thụ và tồn trữ của các nhà máy thép lớn của Trung Quốc

Ngành xây dựng Trung Quốc giảm mua vật liệu vì không chịu nổi giá thép cao như hiện nay - Ảnh 5.

Các nhà phân tích chỉ cho biết lĩnh vực thép thế giới đang nỗ lực tìm cách bảo đảm cắt giảm lượng khí thải carbon, nhất là ở Trung Quốc, bao gồm việc tập trung sử dụng quặng chất lượng cao. Cho đến thời điểm hiện tại, ngành sản xuất thép chiếm tỷ trọng lớn nhất (trong số các ngành công nghiệp) trong tổng lượng khí thái carbon.

Hiệp hội Thép Thế giới trong báo cáo mới nhất đã dự kiến ​​nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng 4,1% trong năm nay, trong đó ở Châu Á tăng 2,5% EU và Bắc Mỹ tăng lần lượt 11% và 6,7%.

Trung Quốc sẽ vẫn là động lực chính cho nhu cầu quặng sắt. Tuy nhiên, theo thời gian, sự chuyển dịch cơ cấu sang sản xuất thép bằng lò điện hồ quang và từ bỏ các lò cao - tạo ra nhiều khí thải - sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu quặng sắt hoặc người tiêu dùng Trung Quốc chuyển nhu cầu sang quặng chất lượng cao hơn.

Tham khảo: Refinitiv

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

11.898.408 VNĐ / tấn

21.23 UScents / lb

0.28 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

229.405.421 VNĐ / tấn

9,024.00 USD / mt

0.50 %

+ 45.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

172.423.227 VNĐ / tấn

307.65 UScents / lb

0.39 %

+ 1.18

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.222.151 VNĐ / tấn

987.29 UScents / bu

0.16 %

+ 1.54

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.220.438 VNĐ / tấn

293.35 USD / ust

0.86 %

- 2.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
8 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
10 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.