Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một phiên điều chỉnh tương đối mạnh sau chuỗi 4 phiên liên tiếp tăng điểm của VN-Index. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đã bị bán mạnh và khiến cả hai chỉ số chìm trong sắc đỏ. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 6,21 điểm (-0,52%) xuống 1.198,12 điểm. Tương tự HNX-Index cũng giảm 1,1 điểm (-0,8%) xuống 136,66 điểm.
Khối ngoại trên thị trường giao dịch vẫn khá sôi động, trong đó, họ mua ròng nhẹ trên hai sàn niêm yết trong khi bán ròng mạnh tại sàn UPCoM. Cụ thể, Tính chung cả ba sàn, khối ngoại mua vào hơn 40,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.956,3 tỷ đồng, trong khi bán ra 44,7 triệu cổ phiếu, trị giá 2.000,6 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng đạt 44,3 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 57 tỷ đồng, giảm 80,2% so với phiên trước, nhưng tính về giá trị họ đã bán ròng trở lại 4,4 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh với hơn 190 tỷ đồng. Như vậy chỉ sau 2 phiên giao dịch, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng 307 tỷ đồng cổ phiếu HDB.
Phiên hôm nay, hai cổ phiếu VNM và SSI được mua ròng lần lượt 60 tỷ đồng và 55 tỷ đồng.
Trong khi đó, CCQ ETF nội bị khối ngoại bán ròng gần 77 tỷ đồng. Hai cổ phiếu VJC và SBT vẫn bị bán ròng mạnh với lần lượt 70 tỷ đồng và 64,8 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 24 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là hơn 2 triệu cổ phiếu.
SHB được khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 67 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng thứ hai là SHS với chỉ hơn 3,7 tỷ đồng. CEO cũng được mua ròng hơn 2,7 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, VGC vẫn bị bán ròng mạnh nhất với hơn 12,7 tỷ đồng. Ba mã HUT, NDN và VCG đều bị bán ròng hơn 8 tỷ đồng.
Còn tại sàn UPCoM, khối ngoại bất ngờ bán ròng hơn 125 triệu cổ phiếu, tương ứng khối lượng bán ròng là hơn 1,8 triệu cổ phiếu.
Việc khối ngoại tại sàn này bất ngờ bán ròng mạnh như vậy là do đột biến từ cổ phiếu MPC. Phiên hôm nay, MPC bất ngờ bị khối ngoại bán thỏa thuận 1,6 triệu cổ phiếu, trị giá 128 tỷ đồng. Trước đó, ngày 5/4 MPC cũng bị khối ngoại bán ròng mạnh thông qua phương thức thỏa thuận. Tiếp sau đó, BSR bị bán ròng hơn 9,5 tỷ đồng.
Trong khi đó, QNS dẫn đầu danh sách mua ròng với 4,5 tỷ đồng. SCS cũng được mua ròng hơn 4,4 tỷ đồng.