Ngày 1/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

01/11/2022 08:24
Sáng 1/11, Quốc hội nghe Tờ trình; Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, hôm nay (1/11), Quốc hội làm việc về công tác xây dựng pháp luật.

Buổi sáng, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Trước đó, vào chiều 20/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc hoàn thiện quy định pháp luật là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy công tác phòng chống rửa tiền nói riêng và phòng, chống tham nhũng nói chung.

Liên quan đến dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), về thời hạn báo cáo giao dịch đáng ngờ, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn báo cáo. Trong đó ngoài thời hạn báo cáo là tối đa 2 ngày làm việc kể từ thời điểm phát sinh giao dịch, đối tượng báo cáo có thể lựa chọn thời hạn một ngày làm việc kể từ ngày đối tượng báo cáo chủ động phát hiện hoặc buộc phải phát hiện được giao dịch đáng ngờ. Khắc phục những vướng mắc của đối tượng báo cáo trong quá trình thực hiện.

Ngày 1/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) - Ảnh 2.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng

Về giao dịch chuyển tiền điện tử, dự thảo Luật bổ sung quy định trách nhiệm của các tổ chức tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch. Báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ các dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và phân định phù hợp với hoạt động của các tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.

Ủy ban Kinh tế thống nhất việc quy định các dấu hiệu đáng ngờ bao gồm dấu hiệu đáng ngờ cơ bản và dấu hiệu đáng ngờ theo các lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên cần nghiên cứu bao quát cả các lĩnh vực khác thuộc đối tượng báo cáo nhưng chưa được quy định các dấu hiệu đáng ngờ cụ thể (như lĩnh vực luật sư, công chứng, kế toán, kiểm toán, kinh doanh kim loại quý, đá quý…).

Mặt khác, khối lượng báo cáo là tương đối lớn trong khi quy định các dấu hiệu đáng ngờ phần lớn vẫn là những dấu hiệu định tính, chưa thật sự rõ ràng và rất khó để xác định dấu hiệu đáng ngờ. Ví dụ như: một số dấu hiệu "tỷ lệ chiết khấu với giá trị cao so với bình thường"; "Khách hàng yêu cầu thay đổi người thụ hưởng đã chỉ định bằng người không có mối quan hệ rõ ràng với bên mua bảo hiểm"; "Khách hàng thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn"… Do đó, Uỷ ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát, điều chỉnh bảo đảm hợp lý và khả thi.

Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống rửa tiền, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu việc bổ sung quy định bắt buộc giao dịch qua ngân hàng đối với các hoạt động như mua, bán, cho thuê bất động sản; mua, bán sáp nhập doanh nghiệp...

Thảo luận tại tổ về dự án Luật, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị bổ sung nhiều nội dung để Luật có tính khả thi cao.

Một số đại biểu cho rằng, có nhiều thủ đoạn tội phạm thường sử dụng để rửa tiền như thông qua hình thức thành lập công ty vỏ bọc để mua bán hàng hóa, thông qua nền tảng trò chơi trực tuyến, núp bóng gây quỹ làm từ thiện, đi du lịch...

Một số đại biểu nêu ý kiến kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, tiền ảo là một trong những nội dung liên quan đến hoạt động tài chính nên cần nghiên cứu bổ sung vào Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) cho phù hợp.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.