Ngày càng nhiều công ty Mỹ "dịch chuyển" khỏi Trung Quốc - Cơ hội cho Đông Nam Á?

31/10/2022 18:17
COVID-19 là một trong những nguyên nhân lớn thúc đẩy làn sóng "dịch chuyển" của các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc.


Đài CNBC (Mỹ) mới đây trích dẫn kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải cho biết, số công ty Mỹ cắt giảm đầu tư vào Trung Quốc trong năm nay tăng gần gấp đôi so với năm 2021.

Cụ thể, theo cuộc thăm dò năm 2022, có 19% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đang cắt giảm đầu tư vào Trung Quốc, trong khi con số này trong năm 2021 là 10%.

Trong số những lý do lớn nhất được những công ty nói trên đưa ra bao gồm các lệnh phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19, hạn chế đi lại và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Thành phố Thượng Hải đã trải qua một trong những đợt phong tỏa khắc nghiệt nhất tại Trung Quốc vào đầu năm nay, khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị kéo xuống mức rất thấp. Trong Quý III, kinh tế Trung Quốc tăng 3,9% - nhưng con số này chỉ đưa mức tăng trưởng GDP cả năm lên 3% - thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5,5% mà giới chức nước này đã đặt ra.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và lên đến 4,4% trong năm 2023, trong khi kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng 1,6% trong năm nay và 1% trong năm tới.

Theo khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, 30% số doanh nghiệp tham gia vẫn quyết định tăng đầu tư vào Trung Quốc với lý do hàng đầu là tiềm năng tăng trưởng của quốc gia châu Á này, nhưng con số này đã giảm so với 38% trong cuộc khảo sát năm 2021.

Cơ hội cho Đông Nam Á

Được biết, cuộc khảo sát đã được Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải tiến hành từ ngày 14/7 đến ngày 18/8 - trước khi Mỹ có các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với ngành bán dẫn, với 307 đối tượng tham gia.

Cuộc khảo sát nói trên cũng cho thấy đã có khoảng 1/3 số doanh nghiệp được hỏi đã chuyển hướng các khoản đầu tư - vốn được lên kế hoạch cho thị trường Trung Quốc - sang những thị trường khác trong năm 2022.

Con số nói trên tăng gần gấp đôi so với năm 2021. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng Đông Nam Á là thị trường được nhiều doanh nghiệp nhắm đến nhất, theo sau là Mỹ.

Cuộc khảo sát cho thấy Đông Nam Á thu hút phần lớn các khoản đầu tư chuyển hướng từ Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, hậu cần và bán lẻ.

Về kế hoạch cho 1-3 năm tới, một công ty bán lẻ và một công ty sản xuất cho biết họ đã chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Trong số 307 đối tượng tham gia khảo sát, có 9 công ty cho biết họ đã chuyển hơn 30% năng lực sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Trong khi đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy đại đa số các công ty trong ngành hóa chất, dược phẩm, thiết bị y tế và khoa học đời sống đã lên kế hoạch duy trì hoạt động ở Trung Quốc.

Về phần mình, Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ muốn tập trung nhiều hơn vào việc sản xuất các mặt hàng cao cấp hơn, trong khi các nhà máy trong cách ngành thâm dụng lao động hơn đã chuyển sang những nơi khác có chi phí nhân công thấp hơn.

Tuy nhiên, theo một báo cáo mới công bố trong tháng 10 của Allianz Research, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp quan trọng đối với Mỹ và EU về nhiều loại hàng hóa hơn là chiều ngược lại.

"Điều đó có nghĩa là Mỹ và châu Âu sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu mất nguồn cung thiết yếu từ Trung Quốc, cụ thể là Mỹ sẽ thiệt hại 1,3% GDP và EU thiệt hại 0,5% GDP, nhưng Trung Quốc sẽ chỉ mất 0,3% GDP", báo cáo của Allianz Research kết luận.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.