Chúng được đánh giá dễ trồng, người trồng có thể thu được nhiều tiền khi thu hoạch.
Trồng cỏ chắc chẳng ai nghĩ có thể "ôm núi tiền" nhưng thực tế có loại cỏ ngọt vẫn cho thu nhập cao.
Chúng đã được người Ấn Độ sử dụng từ hàng trăm năm trước với mục đích làm thuốc và tạo vị ngọt.
Chất ngọt stevioside trong cỏ ngọt được ước tính ngọt gấp hơn 300 lần đường mía.
Khi dùng sẽ không làm tăng lượng đường trong cơ thể đối với người sử dụng, do vậy rất thích hợp với người bị tiểu đường, béo phì và huyết áp cao.
Năm 1908, nhà khoa học Reseback và Dieterich đã phát hiện ra loại cỏ này và sử dụng chiết xuất được chất tạo ngọt từ lá.
Đầu thập niên 1970, người Nhật bắt đầu trồng và chiết xuất chất ngọt từ cây này để thay thế các chất ngọt nhân tạo như cyclamate hay saccharin.
Chúng hiện nay được trồng ở nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và cả Nam Mỹ.
Tại Việt Nam có nơi trồng gần 25ha, sau sơ chế có thể thu được 50 tấn với giá trị gần 3 tỷ đồng.
Cỏ ngọt được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm giúp làm tăng độ ngọt.
Đây được đánh giá là cây dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc.
Chúng ưa nắng, không chịu được ngập úng, trồng theo luống.
Hiện, cỏ ngọt sấy khô bán trên thị trường có giá hơn 250.000 đồng/kg.
(Theo Dân Việt)