Nghịch lý 17 tỷ USD ách tắc, sốt ruột vì sẵn tiền mà không tiêu được

19/06/2019 10:17
Số vốn vay ODA từ 6 Ngân hàng phát triển chưa được giải ngân lên đến 16,9 tỷ USD. Tình trạng chậm trễ này khiến cho 6 chủ nợ lớn của Việt Nam không khỏi sốt ruột.

Vất vả đi vay rồi không giải ngân được

Khi kiểm toán chuyên đề sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, Kiểm toán Nhà nước phát hiện ra rằng nhiều dự án dùng vốn ODA giải ngân chậm, tỷ lệ thấp. Đáng chú ý, có dự án Hiệp định đã hết hiệu lực mà vẫn không giải ngân hết. Cụ thể, Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Hồ Chí Minh, lưu vực Kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2. Hai Hiệp định hết hiệu lực nhưng chỉ đạt tỷ lệ giải ngân 43,8% (6.450 triệu JPY/14.726 triệu JPY) làm phát sinh phí cam kết 40,9 triệu JPY (tương đương 7,9 tỷ đồng) phải sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương chi trả.

Nhiều dự án khác cũng không giải ngân hết kế hoạch vốn. Điển hình là dự án đường sắt đô thị Bến Thành –Suối Tiên. Những vấn đề về thủ tục pháp lý điều chỉnh dự án khiến cho năm 2018 dự án này có kế hoạch vốn nước ngoài giải ngân là con số 0 trên tổng kế hoạch vốn giải ngân trong năm này là hơn 1.000 tỷ đồng. Vốn đối ứng tại dự án này cũng chỉ giải ngân đạt 5,82% (20,37/350 tỷ đồng)…

Nghịch lý 17 tỷ USD ách tắc, sốt ruột vì sẵn tiền mà không tiêu được - Ảnh 1.

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên đang "tắc" giải ngân vốn vay.


Những dự án trên chỉ là một vài dẫn chứng liên quan đến việc giải ngân vốn ODA chậm chạp.

Tính đến năm 2018, Việt Nam đã tiếp nhận trên 80 tỷ USD nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trở thành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn này nhiều nhất trên thế giới. Trong đó 80% vốn vay là của 6 ngân hàng: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Thế nhưng, hiện nay, vốn ODA cam kết “chưa tiêu được” từ 6 ngân hàng phát triển này vẫn còn ở mức 16,9 tỷ USD, bằng khoảng 7% GDP của Việt Nam.

Tại Hội nghị ban chỉ đạo quốc gia ODA và vốn vay ưu đãi với nhóm 6 Ngân hàng phát triển mới đây, các “chủ nợ” trên đã thể hiện sự sốt ruột trước việc giải ngân rất chậm chạp.

“Đang rất kém”, “nghiêm trọng” là những từ được đại diện 6 ngân hàng đánh giá về tiến độ giải ngân vốn ODA. Hiệu quả của các dự án đã giảm rất nhiều kể từ giai đoạn 2014-2015.

Tỷ lệ giải ngân – một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả thực hiện đã giảm từ mức cao 23,1% trong năm 2014 xuống chỉ còn 11,2% trong năm 2018. Tỷ lệ giải ngân 11,2% của các dự án đã được thực hiện trong thời gian tương đối dài phản ánh các vấn đề nghiêm trọng trong hoạt động thực hiện. Tỷ lệ này thấp hơn nhièu so với mức trung bình toàn cầu của 6 ngân hàng phát triển. Cụ thể, tỷ lệ trung bình toàn cầu của ADB và WB lần lượt là 21% và 20,2% trong năm 2018.

“Nếu Việt Nam đạt được tỷ lệ 21% trong năm 2018, sẽ giải ngân thêm được 1,8 tỷ USD, bằng khoảng 0,75% GDP của đất nước”, nhóm ngân hàng cho hay.

Có tiền không tiêu được, dự án đội vốn kém hiệu quả

Kết quả về tiến độ và giải ngân bị chậm như vậy, nên đại diện 6 ngân hàng cảnh báo tình trạng trì hoãn hoặc thậm chí không đạt được các kết quả phát triển, làm tăng chi phí dự án, giảm hiệu quả đầu tư và do vậy, giảm tác động đến tăng trưởng GDP.

Quá trình thực hiện kéo dài làm tăng chi phí do giá cả leo thang và điều chỉnh làm đội vốn; chi phí tài chính tăng do phải trả phí cam kết… Chi phí hành chính tăng do quản lý dự án trong thời gian dài hơn.

Đại diện nhóm 6 ngân hàng nhấn mạnh: Cách đơn giản và khách quan nhất để đo lường mức độ cải thiện có lẽ là đặt mục tiêu về quy mô và tỷ lệ giải ngân, bởi vì giải ngân là một chỉ số phổ biến và đơn giản để đo lường tiến độ đầu tư.



“Nếu dự án trên 10 tỉnh bị chậm 2 năm thì tòn bộ hệ thống hành chính từ bộ, ngành trung ương đến cấp địa phương của 1 tỉnh và Ban quản lý dự án tỉnh cũng phải duy trì thêm 2 năm đó”, đại diện 6 ngân hàng ví dụ, “Để xoay chuyển vấn đề hiệu quả thực hiện kém này sẽ không dễ dàng và đòi hỏi tính tập trung, cam kết và nỗ lực mạnh mẽ từ các bên liên quan”.

Ông Lưu Quang Khánh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, những khuyến nghị từ phía đại diện Nhóm 6 ngân hàng phát triển là khá chính xác. Hiện vẫn còn một số tồn tại, như khung pháp lý còn cồng kềnh, phức tạp, một thay đổi nhỏ cũng phải thực hiện các quy trình dài và phức tạp. Quốc hội vừa thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi), các cơ quan thuộc Chính phủ sẽ xây dựng các văn bản dưới luật và sửa đổi một số nghị định có liên quan.

“Quy định tại luật mới này đã thông thoáng hơn trong lập kế hoạch và giải ngân vốn”, ông Lưu Quang Khánh cho biết, “Với quy định mới hy vọng sẽ tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay, đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi”.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ nhận diện rõ những tồn tại, cản trở trong việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và đã có những bước đi cụ thể để khắc phục tình trạng trên.

Nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm là do các quy định về thủ tục còn phức tạp, trùng lặp; mức độ sẵn sàng của dự án thấp; còn độ “vênh” về thủ tục giữa bên tiếp nhận là Việt Nam với các nhà tài trợ... dẫn đến tiến độ giải ngân chậm, làm tăng chi phí dự án, giảm hiệu quả đầu tư.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa quy trình thủ tục tiếp nhận các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công sửa đổi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Chính phủ Nghị định thay thế các Nghị định 16 và 132; đồng thời đề nghị các nhà tài trợ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng Nghị định nêu trên.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.