Nghịch lý “ai chơi với nông dân cũng giàu”

23/08/2022 11:11
Ai chơi với nông dân đều giàu lên, trong khi đời sống người nông dân vẫn rất khó khăn.

Đó là lời tâm sự gần đây của một Chủ tịch tập đoàn lúa gạo tại An Giang. Ông chỉ rõ nguyên nhân tại sao người trồng lúa đời sống vẫn khó khăn.

Nghịch lý “ai chơi với nông dân cũng giàu” - Ảnh 1.

Ai chơi với nông dân đều giàu lên, từ người cung cấp vật tư nông nghiệp, giống phân bón thuốc trừ sâu đến công ty lương thực… trong khi người nông dân đời sống vẫn còn khó khăn. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Đó là, việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi lúa gạo chưa hợp lý, công bằng, chưa đạo lý. Tương tự như vậy, những người nông dân trồng mía ở các tỉnh phía Nam cũng thốt lên: “Nhà máy mía đường ép chúng tôi đủ các loại, như không minh bạch về việc chữ đường của cây mía, thu mua mía không ổn định, giá cả không hợp lý…”.

Hiệp hội mía đường Việt Nam năm 2021 cũng kiến nghị phải phân phối lại lợi nhuận hợp lý cho người nông dân trồng mía, hiện họ chỉ hưởng 10-20%, còn lại 80-90% lợi nhuận là của nhà máy và hệ thống phân phối, các trung gian cho đến bán lẻ ra thị trường.

Chính vì vậy mới có nhận xét: “Ai chơi với nông dân đều giàu lên, từ người cung cấp vật tư nông nghiệp , giống phân bón thuốc trừ sâu đến công ty lương thực… trong khi người nông dân đời sống vẫn còn khó khăn”.

Đây là một nghịch lý, một mâu thuẫn cần phải sớm nghiên cứu, có những chính sách hữu hiệu nhằm đem lại lợi ích chính đáng hợp lý cho người nông dân Việt Nam.

Nêu ví dụ rất điển hình của hai mặt hàng chính trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam cho ta thấy không phải chỉ riêng hai mặt hàng này, mà còn nhiều sản phẩm nông nghiệp khác như hoa quả, thịt lợn, thuỷ, hải sản… đều diễn ra tình trạng tương tự.

Thực trạng này đã kéo dài nhiều năm nay, tuy diễn biến ở các mức độ khác nhau và một vài năm nay đã có tiến bộ hơn những năm trước. Song, nhìn chung những người làm ra của cải vật chất xã hội, làm bệ đỡ quan trọng cho nền kinh tế ở bất kỳ thời điểm nào vẫn bị thiệt thòi và luôn gặp khó khăn.

Họ có thu nhập bình quân khoảng 3,1 triệu đồng đến 5 triệu đồng/tháng, đây là mức thu nhập khiêm tốn và thấp nhất trong thu nhập bình quân của các lực lượng sản xuất xã hội.

>> Thủ tướng: Muốn làm nông nghiệp đạt hiệu quả cao phải có doanh nghiệp

>> Ứng dụng nông nghiệp 4.0 giúp thanh niên nông thôn tiếp cận với công nghệ mới

>> Liên kết nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nghịch lý “ai chơi với nông dân cũng giàu” - Ảnh 2.

Cần có những chính sách hữu hiệu nhằm đem lại lợi ích chính đáng hợp lý cho người nông dân Việt Nam. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn


Từ đó đã dẫn đến tình trạng bỏ ruộng đi xuất khẩu lao động, ra thành phố làm ăn khá phổ biến. Bởi hạt lúa, củ khoai, cân cam, con cá… khi bán ra không đủ bù đắp chi phí sản xuất, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng và không thu được lợi nhuận hợp lý vì nhiều nguyên nhân.

Chính vì vậy, họ chủ yếu “nghèo vẫn hoàn nghèo” nếu không có sự thay đổi căn bản tình trạng này, để thu hút họ gắn bó với công việc nhà nông thì kinh tế nông nghiệp Việt Nam không có thể phát triển nhanh và bền vững được.

Việt Nam đang vận hành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Gần đây, người đứng đầu Chính phủ có nhấn mạnh: “Rủi ro chia sẻ, lợi nhuận hài hoà”. Đây là một định hướng nhân văn, mang tính chiến lược để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối kết quả lao động của các chuỗi giá trị một cách hợp lý, công bằng.

Mọi người trong xã hội nếu lao động chân chính đều phải được hưởng thụ xứng đáng với những gì đã cống hiến cho xã hội, đó là điều mà lãnh đạo và mọi người dân lao động chân chính luôn mong muốn.

Ở Việt Nam vẫn còn tình trạng như đã nói ở trên. Vậy ở một số nước Đông Nam Á và một số nước khác phát triển kinh tế trước Việt Nam thì sao? Ví dụ, ở Thái Lan được sự quan tâm của chính phủ, họ đã có luật mía đường theo luật đó thì người nông dân trồng mía được hưởng 60-65% lợi nhuận của 1kg đường bán ra, 35%-40% còn lại là các khâu khác như nhà máy đường, hệ thống phân phối bán lẻ được hưởng.

Nghịch lý “ai chơi với nông dân cũng giàu” - Ảnh 3.

Nhà nước cần có những chính sách phát triển nông nghiệp, nhằm hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi từ đầu vào đến đầu ra. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn


Ở Hàn Quốc do có nhiều hệ thống sàn giao dịch hàng hoá nông sản phát triển nhiều năm nay, nên giá bán ra trên sàn của các sản phẩm nông nghiệp được định giá công khai minh bạch, từ đó đem lại lợi nhuận hợp lý cho người nông dân Hàn Quốc.

Qua 2 ví dụ trên cho ta thấy, nếu được sự quan tâm thực sự thì những bất hợp lý trong thu nhập của giai cấp nông dân Việt Nam sẽ được gỡ bỏ.

Và đây chính là động lực quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh. Bởi suy cho cùng, chính lợi ích hợp lý đem lại cho người lao động là bài toán khôn ngoan nhất của những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và lưu thông phân phối ở mỗi quốc gia.

Để giải bài toán này chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp cơ bản sau.

Thứ nhất, Nhà nước cần có những chính sách phát triển nông nghiệp, nhằm hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi từ đầu vào đến đầu ra. Bà con nông dân từng bước được tập hợp lại vào các hợp tác xã để làm ăn có bài bản, có thương hiệu, kịp thời nắm bắt thông tin thị trường.

Có vị thế đàm phán khi mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, cũng có vị thế đàm phán để tiêu thụ sản phẩm làm ra trên thị trường thông qua các sàn giao dịch hàng hoá được thiết lập tại các chợ đầu mối vùng ở các địa phương.

Thứ hai, đầu tư cơ sở hạ tầng chính, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và lưu thông hàng hoá phát triển, giảm tối đa các chi phí kể cả chi phí trung gian, chi phí chiết khấu quá cao ở khâu bán lẻ, góp phần đem lại lợi nhuận hợp lý cho nông dân hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, tăng cường khâu dự trữ, chế biến sâu các sản phẩm làm tăng thêm giá trị của các mặt hàng.

Nghịch lý “ai chơi với nông dân cũng giàu” - Ảnh 4.

Cần thiết lập sớm các chuỗi cung ứng ngắn trong toàn quốc để từng bước hình thành việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hiệu quả, ít chi phí nhất. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn


Thứ ba, có chính sách phát triển hệ thống phân phối, bao gồm chợ, siêu thị, TTTM, cửa hàng tự chọn, siêu thị mini, hình thành các tập đoàn bán lẻ Việt đủ sức dẫn dắt thị trường mở cửa rộng thuận tiện để tiêu thụ các sản phẩm Việt một cách ổn định, hiệu quả, người sản xuất và người làm bán lẻ phân phối đều có lợi.

Thiết lập sớm các chuỗi cung ứng ngắn trong toàn quốc để từng bước hình thành việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hiệu quả, ít chi phí nhất, điều mà các nước phát triển đã đi trước chúng ta hàng chục năm nay.

Thứ tư, tăng cường kiểm soát thị trường, bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính, xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường nội địa

Thứ năm, xây dựng các chính sách bảo hiểm nông nghiệp giảm bớt rủi ro cho người sản xuất. Tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất theo hướng hàng hoá, tiếp cận và mở rộng đất đai thuận tiện, cung cấp tín dụng cho sản xuất và hệ thống phân phối quốc gia.

Làm được những điều cơ bản trên chính là từng bước làm cho người sản xuất nông nghiệp có thu nhập hợp lý, tái sản xuất mở rộng. Việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị nông sản thực phẩm ngày càng hợp lý hơn, mọi chủ thể trong đó có người nông dân một khi kinh tế nông nghiệp phát triển đều ngày càng giàu lên một cách chính đáng, thực hiện “không ai bị bỏ lại phía sau” mà Nghị quyết của Đảng đã khẳng định với toàn dân tộc.

Một khi giai cấp nông dân Việt Nam đã được quan tâm thích đáng đời sống của họ ngày càng được cải thiện, chắc chắn họ sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.864.780 VNĐ / tấn

21.17 UScents / lb

0.89 %

- 0.19

Cacao

COCOA

228.261.444 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

1.17 %

- 106.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.778.706 VNĐ / tấn

306.50 UScents / lb

0.01 %

+ 0.03

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.207.112 VNĐ / tấn

985.68 UScents / bu

0.01 %

- 0.07

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.214.834 VNĐ / tấn

293.15 USD / ust

0.96 %

- 2.85

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
1 ngày trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
Nuôi con đặc sản hiền như đất, chỉ mê ăn thứ rẻ tiền, chàng trai 8x thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm
2 ngày trước
Từ một nông dân với niềm đam mê chăn nuôi, anh Huỳnh Ngọc Hội đã quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ốc nhồi. Sự nỗ lực sau nhiều lần thất bại đã giúp anh thu lãi khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
2 ngày trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.