Từ Berlin cho tới Tokyo hay Wellington, tăng trưởng kinh tế đang mất đà hoặc âm tại khắp các nền kinh tế phát triển của thế giới, tuy nhiên tình hình thị trường lao động vẫn còn ghi nhận nhiều vấn đề khác thường.
Theo Wall Street Journal, tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế không ngừng suy giảm, tuy nhiên thật bất ngờ khi mà trong tháng 7/2022 vẫn có hơn nửa triệu việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống ngưỡng trước đại dịch là 3,5% ngay cả khi mà thực trạng nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn. Tình trạng tương tự diễn ra trên khắp thế giới.
Tại Đức, tăng trưởng kinh tế trong quý 2/2022 chững lại, kinh tế Đức đang đương đầu với khả năng suy thoái khi mà nguồn cung năng lượng cạn kiệt. Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang duy trì ở ngưỡng thấp nhất trong 40 năm và khoảng một nửa các doanh nghiệp tin rằng tình trạng thiếu lao động đang gây tổn hại đến hoạt động sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện đang thấp kỷ lục. Kinh tế New Zealand hiện đang ở mức 3,3%, thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Rõ ràng, thực trạng kinh tế giờ đây khác hẳn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 giờ đây tăng trưởng kinh tế tại Mỹ và nhiều khu vực của châu Âu hồi phục thế nhưng thất nghiệp vẫn ở ngưỡng cao trong suốt nhiều năm.
Nghịch lý hiện tại có thể sẽ không kéo dài. Ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới đang nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát cao, kết quả nhu cầu lao động sẽ có thể giảm đi.
Vào ngày thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Anh đã nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm lên 1,75%, đồng thời dự báo về khả năng suy thoái kinh tế kéo dài có thể đẩy tỷ lệ lạm phát lên mức 5,5% từ mức 3,8% - tương đương với trước khủng hoảng.
Hiện tại, tăng trưởng kinh tế đi xuống có thể dẫn đến thất nghiệp leo thang hơn nữa trong những năm tới, thứ tự sẽ diễn ra theo trình tự doanh nghiệp nào phải trải qua suy thoái kinh tế trưởng.
Đã 3 thập kỷ trôi qua, tăng trưởng kinh tế Nhật luôn ở mức thấp hoặc âm, mức trung bình ước khoảng 0,8%, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp chưa bao giờ vượt quá 5,5% và từ đó đến nay đã không ngừng giảm, hiện đang ở mức 2,6%, gần sát với ngưỡng thấp 2,2% trước đại dịch COVID-19.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, thị trường lao động gặp khó bởi dân số già và nhập cư rất thấp, đây cũng là tình trạng chung của các nền kinh tế phát triển trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Trong những năm trước đại dịch COVID-19, chính phủ Nhật đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ cho các bà mẹ có con nhỏ nuôi con, giữ chân người lao động, nới lỏng biện pháp hạn chế với lao động nhập cư ví như cho phép sinh viên nước ngoài được làm việc 28 tiếng/tuần. Thế nhưng ngay khi các biện pháp trên kịp phát huy tác dụng, đại dịch COVID-19 xảy ra và Nhật đóng cửa biên giới với toàn bộ người lao động nước ngoài.
Tình trạng thiếu lao động đã khiến cho ông Masaya Konno, một chủ kinh doanh tại Tokyo, tạm thời phải đóng cửa quán rượu phong cách Nhật vào tháng trước. Dù rằng ông đã nâng lương tối thiểu lên mức khoảng 1.300 yên tức khoảng 10USD/giờ, cao hơn từ 100 đến 200 yên so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19, ông vẫn không thể tìm được đủ lao động: "Chúng tôi không thể vượt qua được tình trạng thiếu lao động".
Thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế thường có mỗi quan hệ khá dễ dự báo vốn được biết đến với cái tên Luật Okun, đặt tên theo chuyên gia kinh tế Arthur Melvin Okun tại đại học Yale. Ông Okun dự báo về việc sản lượng kinh tế giảm 1% dưới mức tiềm năng, thất nghiệp lập tức tăng thêm khoảng nửa điểm phần trăm.
Thế nhưng mức quan hệ đó có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố ví như sản lượng lao động tính theo giờ và tăng trưởng trên thị trường lao động, chuyên gia kinh tế tại đại học Johns Hopkins – ông Laurence Ball phân tích. Nếu có ít người lao động và số người tìm việc, thị trường lao động sẽ rơi vào tình trạng thiếu cung thậm chí nếu như tăng trưởng yếu.
Từ tháng 2/2020, lực lượng lao động Mỹ đã suy giảm ước tính khoảng nửa triệu. Tại Đức, lực lượng lao động giảm khoảng 350.000 trong cùng thời gian trên, tại Anh, số lượng người lao động giảm khoảng 550.000.
Để ngăn sự lây lan của dịch COVID-19, chính phủ các nước đã hạn chế nhập cư. Tại New Zealand, số lượng người vào nước này bằng visa làm việc đã giảm ước chừng khoảng từ 240.000 trong vòng 1 năm tính đến tháng 6/2019 xuống chỉ còn 5.000 tính đến tháng 6/2021. Tại Mỹ, nhập cư chững lại bắt đầu từ năm 2017 khi chính quyền Donald Trump áp dụng nhiều chính sách nhằm ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp và cả hợp pháp. Số lượng người nhập cư vào Mỹ giảm từ hơn 1 triệu người giai đoạn 2015-2016 xuống chỉ còn khoảng 250.000 giai đoạn 2020 – 2021, theo Cục Thống kê Mỹ.