Nghịch lý dòng tiền kiều hối

30/12/2019 08:27
Ở Việt Nam, dòng kiều hối tăng dần đều qua các năm, đây là khoản tiền quan trọng giúp bù đắp sự mất mát khi khu vực kinh tế FDI chuyển tiền ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tính toán kinh tế cho thấy có sự nghịch lý cho dòng kiều hối.

Dòng tiền quan trọng của nền kinh tế

Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lượng kiều hối chảy về Việt Nam trong năm 2019 ước đạt 16,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước. Còn theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), lượng kiều hối năm 2019 vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 6-8% so với năm 2018, khoảng 13-14 tỷ USD.

Như vậy, 2019 có thể là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Các năm 2017, 2018, lượng kiều hối đổ về lần lượt 13,8 tỷ USD và 15,9 tỷ USD.

Báo cáo của WB cũng cho thấy lượng người nhập cư chính thống của Việt Nam sang Nhật Bản tăng nhanh nhất so với các thị trường khác. Việt Nam cũng là 1 trong 9 nước được Nhật Bản xác định là nguồn cung lao động nước ngoài lớn cho quốc gia này. Năm 2018, trong số 142.800 người Việt sang các nước, có 68.700 người đã tới Nhật Bản, tiếp theo là Đài Loan (60.400 người), Hàn Quốc (6.500 người)...

Theo số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năm 2018 thu nhập trung bình tháng của người Việt Nam tại Nhật Bản và Hàn Quốc là 1.000-1.200USD, Đài Loan  700-800USD, các nước Trung Đông 400-600USD.

Theo nguyên lý, chỉ tiêu thực sự có ý nghĩa với nền kinh tế là thu nhập quốc gia khả dụng (NDI) bằng thu nhập quốc gia (GNI), cộng thu từ chuyển nhượng hiện hành trừ chi chuyển nhượng hiện hành. Và đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh nguồn lực của nền kinh tế là tiết kiệm (Saving).

Ở Việt Nam, kiều hối chiếm phần lớn trong chuyển nhượng hiện hành. Đây là khoản quan trọng giúp bù đắp sự mất mát do khu vực FDI chuyển tiền ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có thể phải vay nợ, thậm chí dẫn đến vỡ nợ nếu thiếu hụt lượng kiều hối này.

Điều này cho thấy, những người lao động dù chính thức hay không chính thức, đều đã đóng góp một phần rất quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Đây là những đồng tiền có giá trị quan trọng cho nền kinh tế bởi những người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đã gửi những đồng tiền đẫm mồ hôi và nước mắt.

Trong nhiều trường hợp, người lao động Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận quyền của mình tại nơi làm việc. Các khoản nợ do phí và lệ phí di cư lao động quá cao, có thể là trở ngại khiến người lao động không dám rời bỏ nơi làm việc có yếu tố bóc lột và bạo lực. Theo ước tính của ILO, khoảng 20% lượng kiều hối nhận được hàng năm là của người lao động ở nước ngoài.

Nghịch lý dòng tiền kiều hối - Ảnh 1.

Nghịch lý dòng tiền

Từ khi hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA) của Liên hiệp quốc được áp dụng ở Việt Nam theo Quyết định 183 TTg của Chính phủ, dường như chỉ duy nhất chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được sử dụng và đề cập một cách phổ biến, các báo cáo của các cơ quan và cả các nghiên cứu chỉ bàn và phân tích về GDP.

Trong khi thực tế trong hệ thống các tài khoản quốc gia GDP không phải chỉ tiêu quan trọng nhất. Bởi ngoài GDP còn các chỉ tiêu như GNI, NDI, thu nhập từ sở hữu, chi trả sở hữu, chuyển nhượng (kiều hối) và saving (tiết kiệm).

Nguồn lực của nền kinh tế thực chất là chỉ tiêu tiết kiệm, là nguồn lực cơ bản để tái đầu tư. Nguồn tiết kiệm bao gồm NDI trừ đi tiêu dùng cuối cùng (của hộ gia đình và của Chính phủ). Do đó, nếu tiết kiệm không đủ để đầu tư, nền kinh tế phải đi vay.

Thực tế từ nhiều năm nay, phía Tổng cục Thống kê không chỉ công bố chỉ tiêu GDP mà đã công bố số liệu về thu nhập quốc gia và chi trả sở hữu thuần (chuỗi số liệu này có từ năm 1990). Nhưng có một nghịch lý là hầu như không có ai sử dụng những chỉ tiêu quan trọng này trong phân tích tình hình bức tranh thực sự của nền kinh tế.

Niên giám Thống kê cho thấy, tỷ lệ giữa GNI và GDP đang ngày càng bị nới rộng đáng kể. Năm 2010, tỷ lệ giữa GNI và GDP là 97%, đến năm 2018 tỷ lệ này chỉ còn 93%. Điều này cho thấy luồng tiền chảy ra nước ngoài thông qua chỉ tiêu hoặc chi trả sở hữu ngày càng nhiều.

Tăng trưởng bình quân chi trả sở hữu thuần trong giai đoạn 2010-2018 theo giá hiện hành 29%, trong khi tăng trưởng GDP theo giá hiện hành bình quân giai đoạn này 16%, như vậy có thể thấy luồng tiền chảy ra nước ngoài tăng nhanh hơn tăng trưởng GDP lên đến 13 điểm phần trăm.

Năm 2018, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, chi trả sở hữu đạt khoảng 18 tỷ USD. Phần nhiều trong khoản 18 tỷ USD này là khu vực FDI chuyển tiền về nước sau khi được hưởng mọi ưu đãi về chính sách đầu tư của phía Việt Nam. Ước tính chi trả sở hữu năm 2019 có thể trên 19 tỷ USD.

Một sự thật trớ trêu đang diễn ra của nền kinh tế Việt Nam là tăng trưởng GDP đang phụ thuộc quá nhiều vào khu vực FDI. Điều này cho thấy một nghịch lý phải chăng càng tăng trưởng GDP càng khiến nguồn lực của nền kinh tế bị bào mòn?

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
5 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.