Nghịch lý ngành than: Ồ ạt xuất, ào ào nhập

02/03/2019 15:27
Từ vị thế của một quốc gia có nguồn tài nguyên lớn, nhưng sau nhiều năm ồ ạt xuất khẩu, đến nay, khi nhu cầu trong nước tăng cao, Việt Nam quay lại nhập khẩu cả chục triệu tấn than đá mỗi năm và có thể lên đến 100 triệu tấn vào năm 2030.

Nhập với tốc độ phi mã

Theo dữ liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, đến 15/2, cả nước nhập khẩu gần 4,2 triệu tấn than đá, tổng trị giá đạt gần 446 triệu USD. Kết quả này tăng tới gần 2,6 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương tốc độ tăng trưởng tới 157%. Trong khi tốc độ tăng trưởng về kim ngạch cũng lên đến 133% với con số tuyệt đối tăng thêm gần 255 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng cao hơn kim ngạch cho thấy trị giá bình quân mỗi tấn than nhập khẩu năm nay thấp hơn cùng thời điểm này của năm 2018. Đáng chú ý, riêng trong tháng 1, lượng nhập khẩu than đá các loại đã khoảng hơn 3 triệu tấn, tháng có sản lượng nhập nhiều nhất từ trước tới nay.

Sự tăng trưởng đột biến của hoạt động nhập khẩu than đá là điểm nổi bật của hoạt động nhập khẩu trong giai đoạn đầu năm 2019, nhất là nó diễn ra trong bối cảnh nhiều năm trước Việt Nam vốn luôn xuất khẩu hàng chục triệu tấn than mỗi năm.

Quay trở lại hoạt động xuất nhập khẩu than đá trong 10 năm gần đây (từ năm 2009), số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, từ năm 2009 đến trước năm 2013, bình quân hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 19 triệu tấn than đá các loại và gần như không nhập khẩu mặt hàng này.

Kể từ năm 2013, hoạt động xuất khẩu than đá các loại bắt đầu có xu hướng giảm dần trong khi nhập khẩu bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng cao. Tính chung lượng nhập khẩu than đá các loại trong giai đoạn 2013-2018 đã gấp hơn 2 lần so với lượng xuất khẩu.

Cụ thể, xuất khẩu than đá các loại năm 2013 là 12,8 triệu tấn và đến năm 2018 chỉ còn xuất khẩu khoảng gần 2,4 triệu tấn. Tính cả giai đoạn 2013-2018, Việt Nam chỉ xuất khẩu khoảng 27,7 triệu tấn. Trong khi đó, năm 2013, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu than đá với con số gần 2,3 triệu tấn. Trong giai đoạn 2013-2018, với tốc độ tăng bình quân phi mã lên tới 48%/năm, đến năm 2018, sản lượng than nhập khẩu của Việt Nam đã lên tới gần 22,9 triệu tấn. Tính cho cả giai đoạn 2013-2018, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng khoảng 63 triệu tấn.

Về thị trường nhập khẩu, từ năm 2013 đến nay, Việt Nam nhập khẩu than đá các loại từ các thị trường lớn như Indonesia, Australia, Nga và cả thị trường Trung Quốc. Trong đó, sản lượng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Indonesia với sản lượng năm 2018 lên tới 11,2 triệu tấn.

Giai đoạn xuất khẩu than đá nở rộ của Việt Nam trước đây chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Từ năm 2009 đến năm 2013, bình quân Trung Quốc nhập khoảng 14 triệu tấn/năm, chiếm tỷ trọng lên đến gần 80% lượng than đá xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2014, cùng với xu thế giảm sản lượng xuất khẩu, lượng than đá xuất sang thị trường Trung Quốc giảm dần, chỉ còn khoảng 4,1 triệu tấn, chiếm khoảng 50% lượng xuất khẩu của cả nước. Từ năm 2015 đến nay Trung Quốc không còn nhập hoặc nhập rất ít than đá từ Việt Nam.

Nghịch lý ngành than: Ồ ạt xuất, ào ào nhập - Ảnh 1.

Trị giá và đơn giá bình quân xuất khẩu, nhập khẩu than đá các loại giai đoạn 2013-2018. Biểu đồ: T.BÌNH.

Nghịch lý ngành than: Ồ ạt xuất, ào ào nhập - Ảnh 2.

Lượng xuất khẩu than đá các loại của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2013-2018. Biểu đồ: T.BÌNH.

Có thể dễ dàng nhận thấy hoạt động nhập khẩu than đá của Việt Nam tăng nhanh khi hàng loạt các nhà máy nhiệt điện than ào ạt ra đời như Mông Dương, Uông Bí, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Duyên Hải (Trà Vinh), Vĩnh Tân (Bình Thuận)… Với xu thế này cộng với nguồn than trong nước đang ngày một cạn kiệt không khó để thấy rằng câu chuyện nhập khẩu than sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Nhu cầu nhập khẩu lớn

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch phát triển điện VII, theo Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ), để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước, năm 2020, nước ta phải có tổng công suất các nhà máy điện đạt 75.000 MW, trong đó các nhà máy nhiệt điện than chiếm 48% tổng công suất. Đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phải đạt 146.800 MW, và tỷ trọng của các nhà máy nhiệt điện than được nâng lên 51,6%, với tổng công suất lên đến gần 76.000 MW, lớn hơn tổng công suất toàn bộ các nhà máy điện của Việt Nam vào năm 2020.

Trong khi đó, theo quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 có xét triển vọng đến năm 2030 (theo Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016), nhu cầu than dành cho nhiệt điện là 64,1 triệu tấn vào năm 2020 và lên đến 131,1 triệu tấn vào năm 2030. Tuy nhiên, cũng trong quy hoạch này, sản lượng khai thác than trong nước được tính toán chỉ đạt từ 47 đến 50 triệu tấn vào năm 2020 và 55 đến 57 triệu tấn vào năm 2030. Trong khi nguồn than khai thác còn phải dành cho nhiều lĩnh vực khác như luyện kim, xi măng, phân bón và hóa chất, các đối tượng tiêu thu khác. Riêng 4 nhóm đối tượng này cũng được ước tính cần 25,5 triệu tấn than vào năm 2030.

Như vậy có thể thấy, tổng nhu cầu sản lượng than cả nước vào năm 2030 lên đến gần 157 triệu tấn, trong khi năng lực khai thác trong nước chỉ được tối đa 57 triệu tấn, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải nhập khẩu tới 100 triệu tấn than vào năm 2030.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
4 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
36 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
56 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
24 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
48 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.111.480 VNĐ / tấn

197.00 JPY / kg

-0.81 %

- -1.60

Đường

SUGAR

11.918.263 VNĐ / tấn

21.37 UScents / lb

0.05 %

+ 0.01

Cacao

COCOA

194.637.426 VNĐ / tấn

7,694.00 USD / mt

7.25 %

+ 520.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

147.001.201 VNĐ / tấn

263.58 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.271.833 VNĐ / tấn

997.49 UScents / bu

-0.60 %

- -6.01

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.178.817 VNĐ / tấn

293.30 USD / ust

-0.61 %

- -1.80

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.799.665 VNĐ / tấn

46.26 UScents / lb

-3.91 %

- -1.88

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Cạnh tranh cùng một mặt hàng, Việt Nam dự tính xuất ít hơn Thái Lan, nhưng bán được giá cao hơn hẳn
21 giờ trước
Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu hàng đầu.
Các "chiến thần livestream" thắng lớn, Phạm Thoại chốt gần 200.000 đơn dịp 11-11
22 giờ trước
Ngoài "chiến thần livestream" Phạm Thoại, nhiều phiên live của Hà Linh, Hằng Du mục, Bác sĩ Cung, Long Chun… cũng thu hút được lượt xem "khủng"
Vườn lan lớn nhất Đà Nẵng vào vụ Tết
22 giờ trước
Vườn lan lớn nhất Đà Nẵng những ngày này đang tất bật, nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán 2025. Với hơn 200 nghìn gốc lan, các nhà vườn dự kiến sẽ cung cấp số lượng lớn hoa cho thị trường trong dịp Tết năm nay.
Giá cà phê tăng mạnh
1 ngày trước
Giá cà phê Robusta tăng 2,27%, chấm dứt chuỗi giảm 5 tuần liên tiếp; giá cà phê Arabica quay đầu tăng 4,28% sau hai tuần giảm liên tiếp trước đó.