Nghịch lý Nhật Bản: Vì sao giữa tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 mà người dân vẫn không từ bỏ rượu bia, quán bar tối nào cũng kín chỗ?

Cuộc sống về đêm của Tokyo luôn huyên náo và chìm trong bia bọt. Trong nền văn hóa làm việc với thứ bậc hà khắc, dân công sở cần tìm kiếm sự giải thoát mỗi ngày, ngay cả giữa mùa dịch.

Quán bar vẫn sáng đèn kinh doanh mỗi đêm

Một cặp đôi trò chuyện ở quán bar vào buổi tối. Đó là điều mà những người bạn ở New York hay London chỉ có thể lục tìm trong trí nhớ, tuy nhiên lại là chuyện bình thường ở Tokyo.

Thủ đô Nhật Bản đang đặt trong tình trạng khẩn cấp hơn 1 tuần này. Nhưng từ cửa sổ các nhà hàng chật hẹp ở quận Roppongi - nơi có nhịp sống về đêm sôi động giữa trung tâm Tokyo, tôi có thể thấy nhiều người vẫn đang hớp từng ngụm bia, trò chuyện sôi nổi ở khoảng cách gần. Một số vị khách đứng xung quanh chảo nướng bạch tuộc Takoyaki, kéo khẩu trang xuống dưới cằm, chờ đợi được phục vụ món ăn vặt này.

Nghịch lý Nhật Bản: Vì sao giữa tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 mà người dân vẫn không từ bỏ rượu bia, quán bar tối nào cũng kín chỗ? - Ảnh 1.

Các quán bar ở Tokyo vẫn được mở đến 8h tối (Ảnh trong bài: Noriko Hayashi/New York Times)

Không ai trong số họ vi phạm quy định cả: Ngay cả khi chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, yêu cầu người dân ở nhà và cơ sở kinh doanh đóng cửa; thống đốc Tokyo vẫn cho phép các nhà hàng và quán bar có thể mở cửa đến 8h tối. Nhiều người vừa lo ngại vừa chế giễu rằng, chắc chủng virus này... sống về đêm!

Tokyo là nơi mà người dân hầu như tuân thủ luật lệ. Họ chờ đèn xanh để băng qua đường. Ở trạm tàu điện ngầm, mọi người đứng về một phía ngay ngắn khi đi thang cuốn.

Nhưng vẫn luôn có chỗ cho những kẻ phá luật. Trên đường tới văn phòng hàng ngày, tôi đi ngang qua một hẻm cụt đầy những người phì phèo điếu thuốc, bất chấp biển "Cấm hút thuốc" dán trên tường.

Cuộc sống về đêm của Tokyo luôn huyên náo và chìm trong bia bọt. Trong nền văn hóa làm việc với thứ bậc hà khắc, dân công sở cần tìm một sự giải thoát mỗi ngày để giúp họ cảm thấy thoải mái hơn. Ngay giữa lúc bị virus chết chóc đe dọa, họ cũng không thể dễ dàng từ bỏ thói quen này.

Nghịch lý Nhật Bản: Vì sao giữa tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 mà người dân vẫn không từ bỏ rượu bia, quán bar tối nào cũng kín chỗ? - Ảnh 2.

Người Nhật tuân thủ các quy định nhưng cũng khó từ bỏ các thói quen cố hữu, ví dụ như đi quán bar giải tỏa sau giờ làm.

Mặt khác, giãn cách xã hội cũng in sâu vào văn hóa Nhật Bản. Chúng tôi cúi chào thay vì bắt tay, và không ôm hôn. Trong khi phương Tây vẫn đang thảo luận về tầm quan trọng của khẩu trang, người Nhật đã tự nhiên đeo nó khi ra đường. Từ lâu, các tuyến tàu điện ở Tokyo đã đầy người mang tấm chắn che mặt bên ngoài khẩu trang, đặc biệt là trong đợt cúm mùa đông.

Điều này góp phần giải thích vì sao mà người dân Tokyo tự huyễn hoặc rằng họ được miễn dịch trước virus corona, trong khi cả thế giới lại không.

Giãn cách xã hội ở Nhật: Cố gắng hạn chế tiếp xúc khoảng 20% nhưng vẫn đi làm bình thường

Một trong những lí do khiến người lao động vẫn muốn đến công ty mỗi ngày là do văn hóa làm việc ở Nhật Bản. Nếu không hiện diện, bạn có thể bị xem là kẻ biếng nhác.

Vào thứ sáu tuần trước (17/4), ngày đầu tiên sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc, dòng người đông đảo vẫn túa ra từ ga điện ngầm gần khu nhà tôi, vội vã bước đến các tòa cao ốc văn phòng. Buổi trưa ngày hôm trước, dân công sở vẫn xếp hàng mua thức ăn ngoài đường, dùng chung các lọ gia vị.

Có vẻ như người Tokyo đã cảm thấy hài hòng và tự mãn, sau nhiều tuần chính phủ kiểm soát dịch Covid-19 nhưng vẫn duy trì mở cửa nền kinh tế. Trường học chỉ đóng cửa vào đầu tháng 3 và cuộc sống vẫn tiếp diễn bình thường cho đến đầu tháng 4. Sau khi có tình trạng khẩn cấp, dường như dòng người trên đường phố đã thưa thớt hơn, nhưng tại một siêu đô thị với những ngã tư dày đặc người đi bộ và các toa tàu điện ngầm không còn chỗ trống, khái niệm "ít đông đúc" chỉ mang tính chất tương đối.

Cho đến 2 tuần gần đây, hành khách đi tàu điện hàng ngày ở Tokyo đã giảm xuống 60% so với năm ngoái. Người đi bộ cũng ít dần. Các tụ điểm karaoke nổi tiếng đã đóng cửa. Và một số quán rượu ở quận Roppongi đưa ra thông báo chỉ phục vụ mua mang về.

Nghịch lý Nhật Bản: Vì sao giữa tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 mà người dân vẫn không từ bỏ rượu bia, quán bar tối nào cũng kín chỗ? - Ảnh 3.

Đường phố Tokyo đã thưa thớt hơn sau khi có tình trạng khẩn cấp

Nghịch lý Nhật Bản: Vì sao giữa tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 mà người dân vẫn không từ bỏ rượu bia, quán bar tối nào cũng kín chỗ? - Ảnh 4.
Nghịch lý Nhật Bản: Vì sao giữa tình trạng khẩn cấp vì dịch Covid-19 mà người dân vẫn không từ bỏ rượu bia, quán bar tối nào cũng kín chỗ? - Ảnh 5.

Nhưng nhiều hoạt động sống ở Tokyo vẫn diễn ra bình thường.

Dù vậy, Nhật Bản vẫn ghi nhận 11.135 người nhiễm Covid-19 và 263 người tử vong đến ngày 21/4. Một vài bệnh viện ở Tokyo cảnh báo họ sẽ "vỡ trận" nếu số bệnh nhân nhiễm virus cùng đổ về một lúc.

Mặc dù người dân Tokyo đã ý thức hơn về mối hiểm họa của dịch bệnh, mọi người vẫn giống như xỏ một sợi chỉ vô hình vào chiếc kim bé tẹo. Chính phủ yêu cầu hạn chế tiếp xúc xã hội đến 80% để "làm phẳng đường cong" trên đồ thị số ca nhiễm bệnh. Thế nhưng, mọi người dường như chỉ hạn chế được 20%.

Tại nhà mình, chúng tôi liên tục nghe loa phát thanh hô vang: "Xin hãy hạn chế ra khỏi nhà". Nhưng, tôi không biết bao nhiều người Tokyo thật sự lắng nghe và làm theo điều đó.

(Theo bài viết của ký giả Motoko Rich trên tờ New York Times)

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
10 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
3 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
4 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.