Nghịch lý: Rác thải nhựa đầy rẫy nhưng doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu

08/09/2022 08:15
Một nghịch lý đang tồn tại: mỗi năm có khoảng hơn 2 triệu tấn rác thải nhựa bị chôn lấp hoặc xả ra môi trường trong khi doanh nghiệp nhập về số lượng lớn hơn để tái chế.

Chai nhựa là thứ đang bị bỏ đi rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, khi loại rác thải nhựa rất phổ biến này được tái chế sẽ trở thành nguyên liệu để sản xuất bông tấm trong những chiếc áo phao. Nhà máy Bông TNG là một trong những doanh nghiệp đã và đang sử dụng nhiều bông tấm, xơ sợi được làm từ vật liệu tái chế, trong đó có chai nhựa. Đại diện lãnh đạo nhà máy cho biết: nguồn xơ sợi từ nhựa tái chế không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giảm giá thành khoảng 30% so với xơ nguyên sinh. Thực hiện kinh tế tuần hoàn, kinh doanh tuần hoàn, với nguồn nguyên liệu thay thế này, nhà máy không phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu như trước đây.

Nghịch lý: Rác thải nhựa đầy rẫy nhưng doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu - Ảnh 1.

Bông tấm của nhà máy Bông TNG được tái chế từ chai nhựa

Bên cạnh việc cung cấp cho thị trường nội địa, các doanh nghiệp tái chế nhựa có thể tận dụng ưu đãi thuế quan từ một số FTA để tìm kiếm các đối tác để xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu tái chế.

Tuy nhiên, để biến rác thành tài nguyên, thành nguyên liệu sản xuất và xuất khẩu không dễ. Ông Lê Xuân Đồng, Giám đốc điều hành khối Dịch vụ nghiên cứu thị trường và tư vấn (FiinGroup) đã chỉ ra những thách thức mà doanh nghiệp tái chế đang đối mặt.

Theo ông Lê Xuân Đồng, hàng năm ước tính có khoảng 3 triệu tấn rác thải nhựa được xả thải, trong đó 25% được tái chế, 75% còn lại được chôn lấp hoặc xả ra môi trường. Trong khi mỗi năm Việt Nam nhập 6,6 triệu tấn hạt nhựa nguyên sinh và cả rác thải nhựa để tái chế. “Chúng ta đang lãng phí nguồn tài nguyên rác thải nhựa trong nước” - ông Lê Xuân Đồng nhấn mạnh.

Sự lãng phí này xuất phát từ việc thu gom rác thải nhựa chưa bài bản theo các đầu mối lớn mà chủ yếu đang được thu gom qua kênh phi chính thức: các vựa đồng nát, dẫn tới lượng rác thải nhựa thu gom không nhiều lại có giá thành cao. Thu gom đủ rác thải nhựa đầu vào ở trong nước là thách thức. Vì vậy, đa phần các doanh nghiệp tái chế nhựa đang hoạt động dựa vào nguyên liệu nhập khẩu.

Nghịch lý: Rác thải nhựa đầy rẫy nhưng doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu - Ảnh 2.

Đa phần rác thải nhựa ở Việt Nam được thu gom qua các vựa đồng nát

Về đầu ra, theo ông Lê Xuân Đồng, hiện tại với rác thải nhựa chất lượng cao rất ít trên thị trường, đa số là hạt tái chế chất lượng thấp, loại hạt tái chế chất lượng cao cũng ít làm được. Hàng năm khoảng 55.000 -58.000 tấn nhựa chất lượng cao để sản xuất bao bì nhưng chưa có cơ chế, quy định bắt buộc phải có bao nhiêu nhựa tái chế trong sản phẩm nên đầu ra, giá thành hạt nhựa tái chế chất lượng cao cũng rất bấp bênh.

Trước thực trạng này, ông Lê Xuân Đồng đề xuất 3 vấn đề cần giải quyết. Thứ nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần nhanh chóng xây dựng hướng dẫn quy chế về kỹ thuật trong thu gom xử lý rác thải nhựa để phục vụ tái chế; đào tạo, tuyên truyền để người dân thu gom, phân loại rác thải tại nguồn.

Thứ hai, có chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp có sản phẩm nhựa tại chế, có loại thuế VAT riêng cho loại có hàm lượng tái chế hoặc có quy chế bắt buộc 30% nhựa tại chế trong sản phẩm thì hỗ trợ được đầu ra.

Thứ ba, có sản phẩm tín dụng cho doanh nghiệp tái chế. Hiện thị trường Việt Nam đã có đơn vị dán nhãn xanh, tổ chức sáng kiến trái phiếu khí hậu để cung cấp dịch vụ dán nhãn cho sản phẩm xanh, chủ dự án chỉ cầm chứng nhận đó để tiếp cận vốn.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
9 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
3 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
4 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.