Nghiên cứu UNESCO tiết lộ: Học lập trình nhiều nhưng đa phần học sinh Việt Nam lại không biết thiết kế web, làm ứng dụng

25/03/2019 10:36
Thậm chí trong 4 nước tham gia vào nghiên cứu, Việt Nam còn có tỷ lệ học sinh được dạy lập trình nhiều nhất.

Một vấn đề được đưa ra thảo luận trong Diễn đàn Internet Việt Nam 2019 mới tổ chức gần đây là quyền công dân số của người trẻ, trong đó có khả năng học tập, tiếp cận công nghệ thông tin từ phía học sinh.

Để làm rõ điều này, bà Jonghwi Park, Chuyên gia chương trình ICT trong giáo dục, thuộc UNESCO đã đưa ra một nghiên cứu về quyền công dân số, thực hiện trong 2 năm với khoảng 5.000 trẻ em 15 tuổi tại 4 nước thuộc 4 khu vực khác nhau của Châu Á-Thái Bình Dương, gồm Hàn Quốc (Đông Bắc Á), Banglades (Nám Á), Fiji (Thái Bình Dương) và Việt Nam.

"Lý do chúng tôi đưa ra dự án nghiên cứu về quyền công dân số là nhằm cung cấp một khuôn khổ thăm dò cho các nước thành viên để các nước có thể theo dõi và đánh giá năng lực của trẻ em tại nước mình trong lĩnh vực quyền công dân số; từ đó có được những chính sách giáo dục hiệu quả, phù hợp, có chứng cứ thực tế", chuyên gia Jonghwi chia sẻ.

Một điểm đáng chú ý trong nghiên cứu lần này là việc Việt Nam sở hữu tỷ lệ học sinh được dạy kỹ năng lập trình tại trường học nhiều nhất, thậm chí vượt quốc gia có trình độ công nghệ phát triển hơn là Hàn Quốc. Tuy nhiên, khả năng tự phát triển trang web hay ứng dụng của học sinh Việt Nam lại ở mức thấp nhất trong số 4 nước tham gia.

"Nếu học nhiều như vậy thì tại sao các em không thử làm ứng dụng của mình chứ", bà Jonghwi Park đặt câu hỏi.

Chia sẻ chi tiết hơn về kết quả nghiên cứu, ông Đỗ Đức Lân, nghiên cứu viên đến từ Học viện khoa học giáo dục cho biết số lượng học sinh Việt Nam đã được học về lập trình ở trường học vào khoảng gần 40%, nhưng chỉ 14% trong số đó mới thật sự xây dựng được những ứng dụng, trang web riêng thông qua việc học tại trường.

"Tôi muốn nhấn mạnh những con số này vì ở Việt Nam tin học là môn học tự chọn ở các nhà trường, nhưng có thể trong 4-5 năm tới đây sẽ là môn học bắt buộc. Hiện nay, nhiều học sinh có thể tự chọn ngôn ngữ lập trình mà các em cảm thấy phù hợp nhưng lại không biết cách lập trang web thế nào. Đó là câu hỏi lớn cho các nhà nghiên cứu", ông Lân thừa nhận.

"Liệu có nên xây dựng chương trình học tin học chất lượng hơn để đưa vào nhà trường và giảng dạy cho các em trong thời gian tới hay không?", nhà nghiên cứu này gợi ý.

Kết quả nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra rằng, có khoảng 8% trẻ em Việt Nam và Hàn Quốc sử dụng công nghệ số hơn 7 giờ mỗi ngày; nghĩa là ngoài thời gian đến trường, phần lớn thời gian còn lại của các em gắn liền với thiết bị công nghệ.

Ngoài ra, khá ít giáo viên tại Việt Nam khuyến khích trẻ em học tập trên mạng; 30% học sinh được khảo sát dành từ 1-2 giờ/ngày để lướt mạng tìm tài liệu phục vụ việc học tập; chỉ khoảng 6% giáo viên, phụ huynh thực sự quan tâm đến việc học sinh, con em mình lướt web như thế nào…

Ông Lân khẳng định nhìn chung trong tương quan so sánh với các quốc gia khác, Việt Nam chưa phải là nước có kết quả ở mức thấp nhất.

"Trong đó, với lĩnh vực đảm bảo an toàn cho trẻ em trên mạng, Việt Nam đã có những tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Còn xét ở phương diện thúc đẩy sự sáng tạo số, Việt Nam chưa thu được thành tích đáng kể".

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
10 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
10 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
3 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
4 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
5 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.