"Ngõ cụt" chờ Tổng thống Trump trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

14/08/2018 12:41
Trong bối cảnh đồng USD tăng giá và chi tiêu ngân sách của Mỹ gia tăng nhanh chóng như hiện nay, gần như chắc chắn cán cân thương mại của Mỹ sẽ không thể tốt lên trong tương lai gần.

Chính quyền Trump đã khơi mào tranh chấp thương mại với Trung Quốc, trong đó mục tiêu được nhắc đến nhiều nhất là giảm thâm hụt thương mại song phương. Nhưng có rất nhiều lý do để tin rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ xấu đi trước khi có thể trở nên tốt hơn, và thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ mở rộng hơn thay vì thu hẹp lại như mong ước của Tổng thống Trump. Trên thực tế, những điều kiện kinh tế (nếu trở thành hiện thực) sẽ cho phép chính quyền Trump giành chiến thắng trong cuộc tranh chấp này thực ra lại có thể làm xói mòn uy tín của nước Mỹ trong việc điều hành chính sách kinh tế.

Đối mặt với thuế quan của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc có 3 lựa chọn. Đầu tiên, họ có thể đầu hàng bằng cách từ bỏ "các hoạt động thương mại mang tính phân biệt đối xử" trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ mà Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã chỉ ra trong báo cáo công bố hồi tháng 3/2018. Tuy nhiên, cho đến nay thì chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc đang xem xét lựa chọn này.

Ở lựa chọn thứ hai, Trung Quốc có thể khiến căng thẳng leo thang mạnh hơn bằng cách áp mức thuế cao hơn cả thuế của Mỹ, trên phạm vi rộng hơn (và với giá trị lớn hơn), hoặc bù đắp những ảnh hưởng của thuế Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu bằng cách phá giá nhân dân tệ. Hoặc Trung Quốc cũng có thể nhắm vào dòng chảy vốn và các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên giống như lựa chọn đầu tiên, ít nhất thì ở thời điểm hiện tại Trung Quốc sẽ không làm như vậy.

Cho đến nay, Trung Quốc đã lựa chọn cách thứ 3. Trung Quốc có trả đũa, nhưng là trên cơ sở ngang bằng, với mức thuế nhập khẩu bằng mức mà Mỹ đã đưa ra và giá trị hàng hóa bị ảnh hưởng cũng bằng nhau. Đồng thời Trung Quốc cố gắng nâng cao quan điểm về đạo đức, khơi gợi thái độ phản đối trong cộng đồng quốc tế đối với chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương. Không hề khó để thực hiện lựa chọn này khi mà một vài nền kinh tế lớn khác cũng đang bị Mỹ áp thuế.

Về phần mình, dù là bên khơi mào nhưng Mỹ có ít lựa chọn hơn trong cuộc chiến này. Kể cả với 1 nội các nổi tiếng là luôn hành động bất ngờ khó đoán, không ai nghĩ đến khả năng Mỹ sẽ hoàn toàn rút lui không điều kiện. Vì Trung Quốc đã đáp trả, giữ nguyên hiện trạng cũng là lựa chọn ít người nghĩ tới. Do đó Mỹ chỉ còn lại 1 lựa chọn: tiếp tục đẩy căng thẳng lên cao. Tổng thống Trump cũng đã ám chỉ điều này khi đe dọa sẽ áp thuế bổ sung mọi mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai bên vẫn có thể tránh được kịch bản căng thẳng leo thang mạnh mẽ bằng cách đối thoại hoặc giảm 1 lượng lớn thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, trong ngắn hạn cả hai khả năng đều khó có thể xảy ra. Kể từ tháng 5 đến nay (khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He tới thăm Washington), không hề có cuộc gặp cấp cao nào giữa hai bên. Tại hội nghị bộ trưởng G20 diễn ra tại Argentina hồi tháng 7, Mỹ cứng rắn thông báo sẽ không có cuộc đàm phán song phương nào với Trung Quốc.

Không có đàm phán, tổng thâm hụt thương mại của Mỹ giảm xuống (chưa cần thâm hụt thương mại Mỹ - Trung) là yếu tố cần để chính quyền Trump nghĩ đến chuyện co hẹp cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ các điều kiện trong nền kinh tế Mỹ cho thấy điều đó rất khó xảy ra.

Chỉ số Future Capital Spending Diffusion Index do Fed Philadelphia thống kê cho thấy hoạt động đầu tư của ngành sản xuất Mỹ tiếp tục tăng trưởng tốt. Mặc dù đã tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm nay, chỉ số này vẫn đang ở gần mức đỉnh 30 năm. Hơn nữa, kể từ những năm 1970, chỉ số có mối tương quan rất mạnh với lượng vốn đầu tư thực của nền kinh tế vào máy móc và thiết bị - mặt hàng liên hệ chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu và cán cân thương mại của Mỹ. Do đó, ít nhất là trong tương lai gần thâm hụt thương mại sẽ tăng lên.

Đồng USD tăng giá cũng có tác động tương tự. Tính theo tỷ giá trọng thương, USD đang quay trở lại ngưỡng của thời kỳ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, khi trong nền kinh tế Mỹ nhập khẩu tăng trưởng vượt trội so với xuất khẩu và thâm hụt thương mại danh nghĩa tăng gấp đôi lên 400 tỷ USD. Ở thời điểm hiện tại, lãi suất tăng và GDP tăng trưởng tốt đang là 2 yếu tố hỗ trợ giá USD.

Yếu tố cuối cùng cần xem xét là chi tiêu ngân sách – cũng chính là yếu tố quan trọng tạo ra mức tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế Mỹ và sự lạc quan của các doanh nghiệp Mỹ. Với 1 Chính phủ đặt nặng mục tiêu tăng trưởng và lấy việc khôi phục ngành sản xuất làm sứ mệnh, không có gì khó hiểu khi lượng vốn đầu tư tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên chính mục tiêu này lại khiến tình trạng thâm hụt thương mại tồi tệ hơn. Và với lãi suất tăng cùng với nền kinh tế tăng trưởng tốt và 1 đồng USD tăng giá, các nhà xuất khẩu càng gặp bất lợi nhiều hơn.

Trong điều kiện hiện nay, Mỹ càng cố gắng giải quyết thâm hụt thương mại thì vấn đề sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên dường như Tổng thống Trump không nhận ra điều đó.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
6 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
4 giờ trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
3 giờ trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
3 giờ trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
19 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.