Ca cao cho thu hoạch quanh năm nhưng thường tập trung vào hai vụ chính. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tại Đồng Nai, cây ca cao là 1 trong 13 cây trồng được quy hoạch phát triển cánh đồng lớn. Do lợi nhuận ổn định, nhiều nông dân bắt đầu tham gia trồng và hình thành các các câu lạc bộ, tổ hợp tác (THT) sản xuất ca cao khắp tỉnh.
Từ tháng 10, khi nông dân tưới nước thì hoa cũng bắt đầu trổ khắp thân, cành. Ảnh: Nguyên Vỹ
Hiện giờ, ca cao đang vào mùa trổ hoa. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đi đầu trong việc thực hiện liên kết với nông dân xây dựng cánh đồng lớn này là Công ty ca cao Trọng Đức. Đây cũng mục tiêu của đơn vị nhằm phát triển vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu bền vững.
Những ngày này đi qua các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, hương hoa ca cao thơm mát khắp không gian. Ảnh: Nguyên Vỹ
Đến khoảng tháng 3, mùa ca cao sẽ bắt đầu chín rộ khắp miền Đồng Nai. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo ông Đặng Tường Khâm, Chủ tịch HĐQT công ty ca cao Trọng Đức, kinh tế mở cửa, nông dân không thể tự đi một mình được. Ca cao không chỉ là cây công nghiệp mà còn là cây dược liệu nên để nâng cao giá trị gia tăng, trước hết phải xây dựng được vùng nguyên liệu lớn.
Trong vườn, hoa đang trổ và trái đậu đang đậu khắp thân, cành. Ảnh: Nguyên Vỹ
Các cô cậu học trò vừa tò mò vừa thỏa thích chụp hình lưu niệm bên vườn cây ca cao. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Bản thân công ty có tính Trọng Đức có chất gia đình nhưng thông qua các tổ hợp tác làm đầu mối với nông dân, chúng tôi có cả ngàn nhân lực và vùng trồng rộng lớn khắp 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng”, ông Khâm nói.
Nông dân thu hái các trái chín trên cành. Ảnh: Nguyên Vỹ
Cây ca cao cho năng suất cao, thu nhập ổn định nên được nhiều nông dân ưa chuộng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng từ thực phẩm, dược phẩm đến mỹ phẩm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Bản thân doanh nghiệp này có khả năng chế biến và tiêu thụ cả trong, ngoài nước. Sắp tơi đơn vị sẽ tiếp tục thực hiện nghị quyết của tỉnh triển khai dự án cánh đồng lớn 1.000 ha đến năm 2021.
Không chỉ hạt, các thành phần khác từ quả ca cao đều được tận dụng để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Hạt ca cao sau khi ép nước sẽ được đưa vào ủ lên men. Ảnh: Nguyên Vỹ
“Chúng tôi dự định sẽ thành lập công ty cổ phần ca cao mà đối tượng chính là nông dân trồng ca cao cũng là cổ đông”, ông Khâm chia sẻ.
Hạt ca cao được phơi sấy chuẩn bị cho chế biến. Ảnh: Nguyên Vỹ
Cây ca cao nằm trong chuỗi liên kết của dự án cánh đồng lớn nên được các công ty cam kết bao tiêu sản phẩm cho nông dân dù giá cả thị trường lên hay xuống. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, toàn tỉnh hiện có phát triển được 430ha cây ca cao và đến nay đang triển khai dự án cánh đồng lớn ca cao với quy mô cả ngàn ha tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất. Dự án thu hút khá đông nông dân đăng ký tham gia.