Ngôi sao kinh tế châu Á "gục ngã dưới vũng lầy": Nhiều người thành phố đói hơn cả ở nông thôn, đến thịt cũng không mua nổi

25/12/2022 19:47
Những vấn đề khó khăn đối với kinh tế toàn cầu đã khiến nhiều quốc gia "chao đảo", trong đó Bangladesh cũng không phải ngoại lệ.

Khủng hoảng cận kề

Nhà máy của ông chủ Mohammad Sharif Sarker có thể được coi là một hình mẫu ở Bangladesh. Phủ kín 3 tầng nhà rộng ở Ashulia, ngoại ô thủ đô Dhaka của Bangladesh, hàng trăm nam nữ thanh niên ngồi bên dây chuyền ngăn nắp, trước mặt là máy may, sẵn sàng tạo ra những chiếc mũ vành phẳng thời thượng để xuất khẩu.

Chỉ có một vấn đề duy nhất: Sarker và công nhân của ông phải ngồi trong bóng tối, máy móc của họ ngừng hoạt động. Ashulia hiện đang trải qua một trong những đợt cắt điện bắt buộc hàng ngày mà chính phủ đã thông báo vào tháng 7, khi Bangladesh vật lộn với khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng.

Và với việc chính phủ bắt buộc tăng giá nhiên liệu lên 50% gần đây, Sarker đã chọn cách tắt điện trong khi công nhân của ông nghỉ trưa, thay vì chạy máy phát điện bằng dầu diesel đắt tiền. Ông Sarker nói: "Lĩnh vực này sẽ không ổn định nếu giá của mọi thứ tiếp tục tăng. Chính những người lao động cuối cùng sẽ phải chịu gánh nặng."

Ngôi sao kinh tế châu Á gục ngã dưới vũng lầy: Nhiều người thành phố đói hơn cả ở nông thôn, đến thịt cũng không mua nổi - Ảnh 1.

Các nhà máy như của ông đã giúp thúc đẩy Bangladesh, trước đây là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Việt Nam - theo dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới - và đạt được những thành tựu đáng kể về thu nhập, giáo dục và y tế trong quá trình đó. Các nhà máy may mặc đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, đặc biệt là những công nhân nữ lần đầu tìm được việc làm. Tuổi thọ của người dân đã tăng hơn 50%. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 90%.

Chỉ mới năm 2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn dự báo GDP của Bangladesh sẽ sớm vượt qua Đan Mạch hoặc Singapore. GDP bình quân đầu người của quốc gia này đã lớn hơn nước láng giềng Ấn Độ.

Cho tới vài tháng trước, sự tăng trưởng của Bangladesh vẫn được nhiều người gọi là "phép màu kinh tế thời hiện đại". Nhưng khi dệt may và kiều hối - nguồn thu ngoại tệ chính của nước này đều sụt giảm do ảnh hưởng từ kinh tế toàn cầu giảm tốc - Bangladesh lại phải "cầu cứu" IMF.

IMF mới đây đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Bangladesh về việc cung cấp gói hỗ trợ trị giá 4,5 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực ở Nam Á đã gây ra nhiều thiệt hại cho các quốc gia theo đuổi các chính sách chi tiêu mạnh mẽ, chẳng hạn như Sri Lanka, bên cạnh các nền kinh tế phát triển kiểu mẫu.

Ở Nam Á, khu vực với gần 2 tỷ dân - bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka, Bangladesh - nổi bật nhờ sự phát triển và thành công trong việc thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa cạnh tranh toàn cầu. Giờ đây, khủng hoảng có nguy cơ làm đảo ngược những lợi ích mà nhiều thế hệ phải vất vả mới tạo ra được ở khu vực thị trường mới nổi đông dân nhất thế giới - nằm ở ngã ba địa chính trị nơi lợi ích của vài nước lớn giao thoa lẫn nhau.

Tình trạng khó khăn

Trong một cuộc họp báo trực tuyến có tiêu đề 'Những thách thức về lạm phát, đối phó và phục hồi', Tiến sĩ Hossain Zillur Rahman, chủ tịch điều hành của Trung tâm Nghiên cứu PPRC, và Tiến sĩ Imran Matin, giám đốc điều hành của Viện Quản trị và Phát triển BRAC (BIGD), đã nêu ra một số thông tin đáng chú ý từ cuộc khảo sát tháng 5/2022 đối với 4.000 hộ dân tại khu ổ chuột thành phố và tại nông thôn Bangladesh.

Báo cáo chỉ ra rằng áp lực lạm phát đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập thực tế, an ninh lương thực và chi tiêu thiết yếu trong gia đình của các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Bangladesh và làm gián đoạn đáng kể quá trình phục hồi kinh tế của họ sau cú sốc Covid-19.

Đáng lưu ý, do giá cả tăng cao, đa số hộ gia đình trong nhóm được khảo sát đã giảm mạnh hoặc ngừng tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm thường sử dụng như cá, thịt, sữa và trái cây kể từ tháng 2 năm nay.

Việc cắt giảm số lượng và chất lượng tiêu thụ thực phẩm diễn ra nghiêm trọng hơn ở khu ổ chuột thành thị so với khu vực nông thôn. Báo cáo khảo sát cho biết thêm rằng vào đợt tháng 5, cứ 5 hộ gia đình ở khu ổ chuột thành thị thì có 1 hộ đã bỏ ít nhất một bữa ăn trong tháng 4 do thiếu tiền mua đồ ăn.

So với tháng 8/2021, vào tháng 5/2022, nhiều hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập của chính họ để đáp ứng nhu cầu lương thực, trái ngược với các khoản vay ngân hàng, vay nợ từ cửa hàng và sự giúp đỡ từ người thân. Đây dường như là một tín hiệu tích cực, nghiên cứu cho biết.

Tuy nhiên, gần 38% hộ gia đình trong nghiên cứu cũng cho biết họ cần vay thêm tiền nhưng không thể, chủ yếu là vì những lý do như không có khả năng trả nợ hoặc gánh nặng nợ nần lớn, cho thấy nhiều hộ gia đình trong số này đang gặp áp lực tài chính nghiêm trọng.

Ngôi sao kinh tế châu Á gục ngã dưới vũng lầy: Nhiều người thành phố đói hơn cả ở nông thôn, đến thịt cũng không mua nổi - Ảnh 2.

Sarwer Hossain, một lãnh đạo công đoàn ở Ashulia, nói rằng điều kiện làm việc đang được cải thiện nhưng cần phải có nhiều tiến triển hơn nữa. Ông cho biết thêm, mức lương tối thiểu 8.000 taka (84 USD) một tháng cũng không tăng kể từ năm 2018. Điều này đã khiến người lao động dễ bị tổn thương từ lạm phát, ở mức 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng Bảy.

Giống như nhiều công nhân trong nhà máy sản xuất mũ của Sarker, Rezwana Akhtar, 18 tuổi, đã rời bỏ cuộc sống nghèo khó ở vùng nông thôn của ngôi làng cách đây một năm để lên thành phố kiếm việc làm. Trong khi nhiều bạn học của cô hiện đã kết hôn và không đi làm, thì ngay cả mức lương tối thiểu cũng giúp mang lại thu nhập và sự độc lập cho những người lao động như Akhtar.

Nhưng cuộc sống vẫn khó khăn với Akhtar khi tiền thuê nhà gần đây tăng cao. "Ở các làng, chúng tôi không có việc làm," cô nói. "Nhưng cuộc sống ở thành phố khó khăn hơn. Ở làng tôi có thể đến trường và tôi có thức ăn để ăn. Ở đây, mọi thứ đều đắt đỏ."

Câu chuyện của cô không chỉ cho thấy lợi nhuận từ ngành công nghiệp toàn cầu này có thể bị "cuốn trôi" dễ dàng như thế nào. Ngành may mặc đã giúp bảo vệ Bangladesh trong đại dịch, với xuất khẩu tăng kỷ lục khi người tiêu dùng bị phong tỏa ở nước ngoài mua sắm quần áo trực tuyến. Còn hiện tại thì không được như vậy nữa.

Ở Ashulia, Akhtar và những người lao động trẻ khác lo lắng về việc họ sẽ tiếp tục trả tiền thuê nhà và thực phẩm như thế nào, chưa kể phải gửi tiền về làng cho cha mẹ. "Chúng tôi cần kiếm thêm bao nhiêu nữa đây?" - cô ấy hỏi. Hossain, lãnh đạo công đoàn, nói: “Ước mơ của tất cả công nhân ở đây đều liên quan đến tiền. Nhưng họ không có lựa chọn nào khác ngoài làm việc ở đây. Điều họ muốn là tiết kiệm đủ tiền để có một ngôi nhà và một cuộc sống tốt."

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
32 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
24 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.