Người Ấn Độ mua gì trong thời Covid-19?

09/08/2020 13:43
Doanh số của các loại thực phẩm đóng hộp tại Ấn Độ tăng mạnh do nhu cầu tích trữ lương thực của các hộ gia đình tăng cao. Dịch bệnh khiến người Ấn Độ tránh tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, họ có xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn, trong cả cuộc sống lẫn công việc.

Nhiều tháng cách ly buộc người dân Ấn Độ phải thay đổi thói quen tiêu dùng. Giờ đây, ưu tiên hàng đầu của họ liên quan trực tiếp tới các vấn đề sức khỏe, dự trữ lương thực và giữ nhà cửa ngăn nắp. Với những quy định mới, nhiều công ty và lĩnh vực dịch vụ vẫn có thể thu lời trong đại dịch.

Sau đây là một số sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường tiêu dùng mở lớn nhất thế giới.

Tăng cường sức đề kháng

Giờ đây, người tiêu dùng trên toàn cầu đang tăng cường mối quan tâm đối với việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Còn tại Ấn Độ, tăng cường sức đề kháng tương đương với Ayurveda – một phương pháp chăm sóc sức khỏe truyền thống của nước này.

Các công ty dược phẩm lớn tại Ấn Độ như Dabur India hay Himalaya Drug đang chứng kiến nhu cầu cao đối với các loại thực phẩm truyền thống như chyawanprash (một hỗn hợp nấu chín bao gồm quả lý gai Ấn Độ hay còn gọi là amla, mật ong, đường, bơ trâu, thảo dược và các loai gia vị) cùng với một số chất bổ sung như Septilin - kết hợp các thành phần ayurveda (một hệ thống y học Hindu truyền thống) như cam thảo hay guduchi.

Theo thống kê của Nielsen Holding, doanh số bán chyawanprash trong tháng 6 tăng 283%, cùng các loại mật ong có thương hiệu tăng 39%.

Dabur là một trong những nhà cung cấp các sản phẩm ayurveda lớn nhất tại Ấn Độ. Công ty này cho biết doanh số của chywanprash tăng 700% trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, dự kiến tiếp tục tăng trong những tháng tới.

“Người dân đang đổ đi mua các loại thực phẩm, dược phẩm tăng cường sức đề kháng, đồ diệt khuẩn… Và nhu cầu cho những mặt hàng này sẽ không chỉ dừng lại ở ngắn hạn", Sameer Skula, phụ trách thị trường miền tây tại Nielsen South Asia, cho biết.

Shiny Bhowmik, bà mẹ 2 con, đã sử dụng chyawanprash từ rất nhiều năm trước. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Shiny quay trở lại với sản phẩm truyền thống trên. “Tôi thêm các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng vào danh sách mua sắm của gia đình, như chyawanprash, mật ong hay đinh hương. Hàng ngày, trước khi đi ngủ, tôi đều uống một thìa loại chất dẻo màu nâu này”.

Trong khi đó, công ty Patanjali Ayurved, công ty liên doanh với ngôi sao yoga Baba Ramdev, công bố doanh số bán hàng kỷ lục trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6. Trong tháng 6, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu công ty ngừng quảng cáo sản phẩm từ dược phẩm của họ có thể chữa được Covid-19.

Người Ấn Độ mua gì trong thời Covid-19? - Ảnh 1.

Ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Ấn Độ hiện liên quan trực tiếp tới các vấn đề sức khỏe, dự trữ lương thực và giữ nhà cửa ngăn nắp. Ảnh: Bloomberg.

Thực phẩm đóng hộp

Kể từ tháng 3, doanh số của các loại thực phẩm đóng hộp tại Ấn Độ tăng mạnh do nhu cầu tích trữ lương thực của các hộ gia đình tăng cao. Các loại thực phẩm như ngũ cốc cho bữa sáng, mỳ ăn liền, gạo và các loại dầu, chất béo sử dụng trong nấu nướng… nằm trong danh sách thực phẩm tăng trưởng nhanh nhất, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng do nhu cầu tích trữ quá lớn.

Nestle India - công ty sản xuất sản phẩm mỳ ăn liền Maggi nổi tiếng tại Ấn Độ - đã chứng kiến một kỳ tăng trưởng chưa từng thấy với mức tăng 10,7% trong quý I, với động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ nhu cầu các sản phẩm như Maggi, Kitkat và Munch.

Một sản phẩm thương hiệu khác đối với các gia đình Ấn Độ là bánh quy Parle của công ty Parle Products cũng ghi nhận doanh số kỷ lục trong giai đoạn tháng 4 - tháng 5. Các loại snack trở thành thực phẩm không thể thiếu đối với các gia đình Ấn Độ với giá chỉ vài rupee/gói. Đây đồng thời cũng là mặt hàng thường được các tổ chức thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ chọn làm hàng cứu trợ nhiều vùng khó khăn.

Đối thủ của Parle Products, công ty Britannia Industries nhận định người dân Ấn Độ đang có xu hướng chuyển từ thức ăn đường phố sang các thực phẩm đóng hộp bởi tính an toàn, vệ sinh hơn, đồng thời cũng do lệnh giới nghiêm khiến nhiều quán ăn đường phố buộc phải đóng cửa.

Việc thay đổi thói quen tiêu dùng này đã đưa giá cổ phiếu của Britannia từ 3.857 rupee/cổ phiếu lên 4.500 rupee/cổ phiếu.

Các sản phẩm kỹ thuật số

Dịch bệnh khiến người Ấn Độ tránh tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, họ có xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn, trong cả cuộc sống lẫn công việc.

Số sinh viên mới sử dụng dịch vụ học trực tuyến của startup Byju tăng gấp 3 lần từ tháng 4 tới tháng 6, theo công ty mẹ Think and Learn. Công ty có kế hoạch mở rộng các khóa học với nhiều ngôn ngữ, cả tiếng bản địa và với nhiều môn học hơn nữa.

Nhà bán lẻ thiết bị điện tử Flipkart cho biết doanh số bán các loại máy tính xách tay tăng gấp đôi kể từ tháng 3. Nhu cầu dành cho các loại máy tính xách tay cấu hình cao nằm trong danh sách đầu bảng. ZEE5 - đối thủ của Netflix - cho biết hoạt động thường ngày của người dùng ứng dụng đã tăng 33%, và số lượt tải chương trình cũng tăng 45% trong tháng 5. Mặc dù chính quyền tai nhiều địa phương ở Ấn Độ đã nới lỏng lệnh giới nghiêm, nhu cầu cho các dịch vụ giải trí trực tuyến vẫn chưa có dấu hiệu sụt giảm.

Ông Rahul Marolo, phó chủ tịch cấp cao của SVOD và ZEE5 tại Ấn Độ, cho biết trong những tháng qua, các khán giả tại Ấn Độ có xu hướng tìm kiếm chương trình hay các bộ phim của những nghệ sĩ mới qua đời như Rishi Kapoor, Irrfan Khan hay Sushant Singh Rajput.

Người Ấn Độ mua gì trong thời Covid-19? - Ảnh 2.

Đối với những người Ấn Độ còn đủ tiền để mua đồ gia dụng, sắm tủ lạnh hay máy xay trong thời điểm này là rất hợp lý. Ảnh: Bloomberg.

Bán vàng

Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, hàng nghìn đơn hàng bị đình trệ, hàng triệu người mất việc làm, người dân nghèo Ấn Độ đang phải mang tài sản vàng tích trữ ra để cầm cự cuộc sống. Một số doanh nghiệp nhỏ, hoặc không có giấy tờ hợp pháp để nhận được khoản vay từ chính phủ, hoặc không đủ kiên nhẫn để hoàn thành các thủ tục cho vay phức tạp, đều lựa chọn cầm vàng để vay tiền.

Công ty Muthoot Finance Ltd, một trong những công ty cho phép thế chấp vàng vay tiền mặt lớn nhất ở Ấn Độ, cho biết nhu cầu này tăng 57% trong năm 2020. Công ty tài chính Manappuram cũng cho biết công ty này đã ghi nhận nhu cầu thế chấp vàng vay tiền tăng tới 4,5% trong suốt tháng đầu tiên của thời kỳ cách ly.

Các thiết bị gia dụng

Đối với những người Ấn Độ còn đủ tiền để mua đồ gia dụng, sắm tủ lạnh hay máy xay trong thời điểm này là rất hợp lý. Nhu cầu đối với các mặt hàng gia dụng như máy xay sinh tố, máy trộn, lò vi sóng, máy nướng bánh mỳ tăng 4 lần trong tháng 7. Nhu cầu đối với các mặt hàng vệ sinh như máy hút bụi cũng tăng 4 lần. Các công ty như IFB Industries đã tạm dừng nhận các đơn hàng mới với sản phẩm máy rửa bát vì họ không kịp sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các cửa hàng cắt tóc hay tiệm làm đẹp buộc phải đóng cửa do lệnh cách ly. Điều này đã khiến các sản phẩm ví dụ như bộ dụng cụ tự cắt tóc nam giới đắt hàng. Công ty Havells India cho biết nhu cầu các mặt hàng như tông-đơ cắt tóc tăng gấp 5 lần so với thời kỳ trước Covid-19.

Gulbahar Taurani, phó chủ tịch Havells, cho biết “người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển các hoạt động trước kia ít thực hiện ở nhà như cắt tóc, tạo kiểu râu… thành các hoạt động tại gia”.

Công ty sản xuất đồ điện tử Philips India cũng ghi nhận doanh thu từ các sản phẩm làm đẹp của nam và nữ tăng 60-70% trong thời điểm từ tháng 5 đến tháng 6.

Theo kết quả nghiên cứu của Mintel Research, 25% người dân Ấn Độ đang có kế hoạch dành thời gian nhiều hơn vào chăm sóc gia đình. Nhu cầu này chủ yếu tới từ những người trong độ tuổi từ 18-34, với mong muốn dành nhiều tiền hơn vào phát triển cuộc sống.

Đây là những xu thế chủ yếu với nhóm tuổi phổ biến tại Ấn Độ. Và nếu các nhu cầu này duy trì lâu dài, đây sẽ là các yếu tố các nhà sản xuất cần cân nhắc kỹ về xu hướng phát triển thời kì Covid-19 và hậu Covid-19.

Theo Bloomberg

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
2 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
3 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
21 giờ trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.