Người Ấn Độ ồ ạt bán vàng để trả nợ ngân hàng trước làn sóng Covid thứ 3

14/07/2021 09:24
Đối mặt với các khoản nợ ngân hàng, điều kiện khó khăn vì mất việc làm hoặc thu nhập thấp, nhiều người Ấn Độ chọn cách bán vàng để duy trì sinh hoạt.

Paul Fernandes, một bồi bàn 50 tuổi ở Ấn Độ, năm ngoái đã vay một khoản tiền dùng vàng làm tài sản thế chấp để trả tiền học cho con sau khi mất việc trên tàu du lịch. Năm nay, ông phải bán hết những trang sức bằng vàng của mình để trang trải chi phí, sau những nỗ lực thất bại trong việc khởi nghiệp tại nhà và tìm một công việc khác.

"Khoản vay bằng vàng là món nợ mà tôi phải gánh", ông nói.

Với việc đại dịch đẩy hàng triệu người vào cảnh nghèo đói hoặc phá sản, nhiều người Ấn Độ hiện tìm đến biện pháp cuối cùng: bán đồ trang sức để duy trì sinh hoạt. Ở các vùng nông thôn Ấn Độ, nơi thu mua vàng thỏi lớn nhất, làn sóng Covid-19 đã tác động thảm khốc đến nền kinh tế và thu nhập của người dân. Không có nhiều sự hiện diện của các ngân hàng, người dân ở các vùng nông thôn dựa vào vàng trong những lúc cần thiết vì nó dễ thanh lý.

Người Ấn Độ ồ ạt bán vàng để trả nợ ngân hàng trước làn sóng Covid thứ 3 - Ảnh 1.

Một cửa hàng giao dịch vàng tại Mumbai, Ấn Độ.

Các vấn đề về kinh tế do làn sóng Covid thứ 2 gây ra đang ngày càng trầm trọng, khiến nhu cầu bán vàng gia tăng. Ở làn sóng Covid trước, nhiều người chọn cách dựa vào các khoản vay, thay vì bán vàng, theo Chirag Sheth, nhà tư vấn tại Metals Focus.

Tổng nguồn cung vàng phế liệu tại Ấn Độ có thể vượt mức 215 tấn, mức cao nhất trong 9 năm nếu một làn sóng Covid mới lan đến. "Bạn gặp các vấn đề về tài chính vào năm ngoái và bạn đã thoát khỏi nó thông qua các khoản vay vàng. Bây giờ, bạn gặp vấn đề tài chính nghiêm trọng một lần nữa và làn sóng thứ 3 đang đe doạ, đồng nghĩa với các doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc", Sheth nói. "Khó khăn sẽ tăng lên đáng kể vào tháng 8 và 9 khi làn sóng thứ 3 có thể thực sự bắt đầu".

Nhiều người Ấn Độ, vốn đã tìm được cách thoát khỏi nghèo đói, lại đang phải đối mặt với triển vọng việc làm tồi tệ khi tình trạng giãn cách làm tê liệt nền kinh tế. Hơn 200 triệu người Ấn Độ đã quay trở lại mức lương thấp hơn lương tối thiểu (5 USD/ngày).

Một dấu hiệu cho thấy các khoản vay vàng của người dân Ấn Độ đang tạo ra tình trạng căng thẳng. Manappuram Finance - một trong những nhà cung cấp các khoản vay vàng lớn nhất quốc gia, đã bán đấu giá 4,04 tỷ rupee (54 triệu USD) vàng trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 6 sau khi giá vàng giảm mạnh.

Trong 9 tháng trước đó, các khoản đấu giá chỉ có trị giá 80 triêu rupee. Đồ trang sức của những người đi vay được đem bán đấu giá vì họ không có khả năng trả lại tiền. Họ chủ yếu là những người làm công ăn lương hoặc nông dân.

Ở miền Nam Ấn Độ, lượng vàng cũ giao dịch trên thị trường hiện nhiều hơn 25% so với thông thường, theo James Jose – CEO của công ty tinh chế CGR Metalloys Pvt.

Người Ấn Độ ồ ạt bán vàng để trả nợ ngân hàng trước làn sóng Covid thứ 3 - Ảnh 2.

Giá vàng tại Ấn Độ giảm mạnh sau khi đạt đỉnh vào tháng 8 năm ngoái.

"Sau giãn cách, các cửa hàng vẫn mở cửa và bạn có thể thấy lượng khách rất đông trong các cửa hàng vì 2 lý do: một là mua sắm liên quan đến mùa cưới, 2 là thanh lý đồ đạc để lấy tiền mặt", ông này nói.

Người Ấn Độ đã cắt giảm mua vàng trong vài năm qua do nền kinh tế yếu kém và sự bùng phát virus corona. Năm 2020, doanh số bán vàng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 thập kỷ, theo Hội đồng vàng thế giới.

Mặc dù vậy, nhu cầu có thể phục hồi vào năm nay, tăng tới 40% so với năm 2020, chủ yếu do giá vàng giảm và nhu cầu mua đồ trang sức phục vụ việc cưới hỏi tăng mạnh, theo ông Sheth của Metal Focus. "Làn sóng Covid thứ 3 vẫn là rủi ro lớn nhất với các dự tính của chúng tôi", ông nói.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
9 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
9 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
3 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
5 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.853.571 VNĐ / tấn

21.15 UScents / lb

0.09 %

- 0.02

Cacao

COCOA

228.261.444 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

1.17 %

- 106.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.784.311 VNĐ / tấn

306.51 UScents / lb

0.01 %

+ 0.03

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.193.941 VNĐ / tấn

984.27 UScents / bu

0.15 %

- 1.48

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.219.037 VNĐ / tấn

293.30 USD / ust

0.88 %

- 2.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
7 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
9 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.