Người châu Á nghĩ gì về lao động nhập cư?

19/12/2019 13:50
30% người Singapore tin rằng lao động nhập cư sẽ làm hao tổn nền kinh tế, theo nghiên cứu của ILO và Liên Hợp Quốc. Và hơn 8/10 người Malaysia tin rằng di cư và tội phạm có liên quan đến nhau.

Vào ngày 18/12/2000, cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động nhập cư và thành viên của gia đình họ. Và ngày này được đánh dấu đây là Ngày di cư quốc tế.

Với số lượng lao động nhập cư ngày càng tăng, việc thể hiện và nhắc lại các quyền cơ bản của người nhập cư đang quan trọng hơn bao giờ hết. Trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, có 11,6 triệu người là lao động nhập cư, 5,2 triệu người trong số đó là phụ nữ. 

Nhiều quốc gia trong khu vực dựa phần lớn vào lao động nhập cư để vận hành nền kinh tế của họ. Những người di cư này gánh vác một lượng lớn công việc, lấp đầy tình trạng thiếu lao động địa phương trong các lĩnh vực quan trọng như sản xuất, công việc chăm sóc, dịch vụ và nông nghiệp. 

Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế và Phụ nữ Liên Hợp Quốc đã khảo sát 4.099 người từ 18 đến 65 tuổi ở 4 quốc gia là điểm đến di cư hàng đầu: Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Kết quả cho thấy, mặc dù vai trò của người lao động nhập cư là quan trọng, thì cũng tồn tại những suy nghĩ đáng lo ngại trong dư luận.

Chẳng hạn, 30% số người được hỏi ở Singapore và 32% ở Nhật Bản tin rằng "lao động nhập cư sẽ làm hao tổn nền kinh tế, trong khi 40% ở Thái Lan và 47% ở Malaysia cũng đồng ý với nhận định trên. Nghiên cứu cũng cho thấy 51% số người được hỏi ở Nhật Bản, 52% ở Singapore, 77% ở Thái Lan và 83% ở Malaysia cảm thấy rằng di cư và tội phạm có liên quan đến nhau. 

Người châu Á nghĩ gì về lao động nhập cư? - Ảnh 1.

Cả hai suy nghĩ này đều không đúng, nhưng sự thật có thể bị xói mòn bởi nỗi sợ hãi, bài ngoại, và phân biệt chủng tộc.

Những người này cũng cho thấy một quan điểm cơ bản rằng lao động nhập cư nên được đối xử khác với lao động bản địa, và phân biệt đối xử không phải là vấn đề. Khi được hỏi liệu phụ nữ lao động nhập cư có nên có mức lương tương đương với phụ nữ quốc tịch làm cùng một công việc hay không, chỉ có 33% ở Malaysia và 38% ở Singapore đồng ý, trong khi gần 2/3 người dân Nhật Bản và Thái Lan đồng ý.

Những giả định và ý tưởng sai lầm này không chỉ làm giảm giá trị bản sắc và đóng góp của người lao động nhập cư, mà còn làm xấu đi điều kiện sống và làm việc - ở một số nơi vốn đã tồi tệ - của họ. ILO cho biết có tồn tại mức độ hỗ trợ công thấp đối với người lao động nhập cư, phân biệt đối xử và chính sách di cư không thuận lợi. Đồng thời phân biệt đối xử dựa trên giới tính khiến phụ nữ nhập cư lao động có nguy cơ bị bạo lực, quấy rối và bóc lột.

Phụ nữ chiếm gần một nửa số lao động nhập cư ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới và phân biệt giới tính vẫn còn tồn thại, biểu hiện ở thái độ, nhận thức và hành vi tiêu cực đối với lao động nữ di cư. Những yếu tố này khiến họ càng khó tiếp cận các quyền lợi di cư chính thống và hợp pháp, ví dụ, với mức lương tương đương với nam giới và quyền nghỉ thai sản. Các biện pháp bảo vệ pháp lý khỏi bạo lực và quấy rối thường bị hạn chế, do các dịch vụ chất lượng được phối hợp để đối phó với các tình huống lạm dụng.

Tuy nhiên, khi nói đến việc bỏ phiếu về các vấn đề ảnh hưởng đến phụ nữ lao động nhập cư, mọi người lại tương đối ủng hộ. Đa số ở mỗi quốc gia được thăm dò cho rằng nữ lao động nhập cư nên có quyền nghỉ thai sản và điều kiện lao động tốt hơn. 

Người châu Á nghĩ gì về lao động nhập cư? - Ảnh 2.

Khi được hỏi liệu họ có ủng hộ việc thực thi pháp luật mạnh mẽ hơn để giảm bạo lực đối với phụ nữ di cư hay không, 67% công chúng ở Nhật Bản đã trả lời tích cực, cũng như 77% ở Singapore, 82% ở Malaysia và 83% ở Thái Lan. 

Cho dù có sự ủng hộ từ công chúng, lao động nữ nhập cư vẫn phải đối mặt với những thách thức khi tìm kiếm sự giúp đỡ. 

Một phụ nữ có ý định di cư được phỏng vấn tại Việt Nam đã nói: "Tôi muốn đi nước ngoài làm việc một lần. Tôi muốn đi một lần xem sao, để thay đổi cuộc sống của tôi một chút". 

Thật vậy, các tổ chức lao động cần gặp nhiều công nhân nhập cư và nghe kinh nghiệm của họ, hiểu mục tiêu và động lực của họ, cũng như những cuộc đấu tranh và thách thức của họ. Điều quan trọng là khuyến khích sự tương tác nhiều hơn của cộng đồng với người lao động nhập cư - để xây dựng niềm tin, sự hiểu biết và sự quen thuộc với nhau. 

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
6 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
4 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
4 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
4 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
3 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
2 giờ trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
2 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
18 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.