Vào những buổi sáng, cô Raquel Navarro thường uống cà phê, hôn tạm biệt chồng và nhanh chóng rời khỏi nhà đến khu vực ngoại ô phía Bắc của thủ đô Tây Ban Nha.
Những thói quen mà cô đã duy trì suốt một thập kỷ qua giờ đây đã dần phải thay đổi khi mà khủng hoảng tài chính châu Âu xảy ra.
Giờ đây, sau khi đưa hai con đến trường học, cô bắt tàu điện ngầm đi làm tại một công ty ở vị trí thư ký, cô thực sự cần công việc này. Mức lương cô nhận được chỉ cao hơn lương tối thiểu một chút.
Không lâu sau đó, chồng của cô, anh José Enrique Alvarez, đến làm việc tại một cửa hàng thịt. Người đàn ông 56 tuổi từng giữ vị trí giám đốc nhân sự của một công ty, tuy nhiên sau đó công ty này thu hẹp quy mô, sa thải anh và khoảng 300 nhân viên khác.
Sau nhiều thập niên đứng trong tầng lớp trung lưu khá giả ở Tây Ban Nha, cặp đôi tuổi trung niên này đang chật vật khi tình hình tài chính ngày một khó khăn hơn.
Kinh tế Tây Ban Nha, cũng giống như tại phần lớn các nước châu Âu khác, đang tăng trưởng nhanh hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008 và tạo ra việc làm. Thế nhưng công việc mà họ đang làm mang lại thu nhập quá thấp so với thu nhập thường niên 80 nghìn euro/năm mà Tây Ban Nha từng có được.
Với cặp đôi này, đến mùa hè năm nay, họ sẽ mất khả năng trả tiền vay thế chấp.
Hàng triệu người châu Âu khác cũng cũng đang sống trong tình cảnh khốn khó như vậy.
Từ khi kinh tế châu Âu suy thoái vào cuối thập niên 2000, tầng lớp trung lưu đã thu hẹp về quy mô đến 2/3 tại khắp các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Mỹ. Hai thập kỷ tăng trưởng giờ bị đảo ngược.
Dù nhóm các hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu phổ biến tại châu Âu nhiều hơn Mỹ, tương đương khoảng 60%, họ đang đối diện với tình trạng dễ bị tổn thương hơn trước rất nhiều.
Theo các chuyên gia kinh tế, rủi ro nhóm người này tụt hạng trong nấc thang kinh tế lớn hơn cơ hội để họ có thể tiến lên được.