1. Nói ít
Thời niên thiếu, Dương Tu là người có tài năng. Sau khi ông đến làm việc dưới trướng Tào Tháo, nhiều lần đóng góp những kế hay, được Tào Tháo vô cùng xem trọng.
Nhưng vì cậy thế có thể đoán được ý nghĩ của Tào Tháo nên Dương Tu thường không biết giữ mồm giữ miệng.
Tương truyền có một lần Tái Bắc tiến cống một hộp bánh điểm tâm xốp giòn, Tào Tháo viết ở phía trên là: Nhất hợp tô.
Dương Tu xem xong, liền cầm chiếc hộp lên muốn phát đồ ăn cho mọi người, nhưng những người bên cạnh đều không dám nhận, Dương Tu nói: "Thừa tướng viết rằng mỗi người một miếng bánh điểm tâm, chính là để cho mọi người ăn đấy!"
Những việc như thế lặp lại nhiều lần khiến Tào Tháo khó chịu, không thể chịu được việc Dương Tu vượt quá giới hạn, kết quả là Dương Tu cuối cùng đã không giữ được mạng sống vì không biết giữ cái miệng của mình.
Đa ngôn tất bại, họa từ miệng mà ra. Người nói nhiều cũng giống như người đi trong đêm tối, đi lâu khó tránh khỏi việc giẫm phải ổ gà.
Lão Tử từng nói: "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri", đại ý là người biết thì không nói mà người nói thì không biết.
Những người thông minh thường ít nói, những người biết thường không nói nhiều. Họ biết rõ những lời mình nói đại diện cho sự tu dưỡng và trí tuệ, vì thế mà luôn luôn suy nghĩ cân nhắc từng câu chữ, tránh "lỡ miệng" mà gây ra chuyện thị phi, ảnh hưởng đến phúc khí của bản thân.
Im lặng là vàng. Ít lời là tấm áo đẹp nhất, cũng là cảnh giới cao nhất của việc tu dưỡng.
2. Ít việc
Từng có một số người than thở trên mạng xã hội rằng họ vừa làm việc ở công ty, vừa làm thêm những việc mình thích. Nhưng đáng tiếc là, những việc họ thích chỉ là những niềm hứng thú nhất thời, cuối cùng chẳng việc nào thực sự phát triển tốt.
Đời người giống như cuộc chiến, tốt nhất nên tập trung sức lực làm tốt một việc, đi hết một con đường, nếu không cuối cùng sẽ chẳng thu được gì.
Trong "Quản tử" (tác giả Quản Trọng) có nhắc đến: "Quả sự thành công, vị chi tri dụng."
Lưu Bị là một hình mẫu trong vấn đề này. So với Tào Tháo và Tôn Quyền thì điều kiện ban đầu của Lưu Bị không có gì nổi bật. Nhưng Lưu lại có thể trở thành một trong ba người đứng đầu thiên hạ lúc bấy giờ, tất cả là nhờ vào đặc điểm "ít việc" của ông.
Lưu Bị thu nạp hiền tài khắp thiên hạ, dùng người không hề nghi ngờ, ông dường như không xen vào những việc đã giao cho cấp dưới, luôn cấp cho họ đầy đủ quyền lực để làm việc thuộc trách nhiệm của họ.
Cuộc đời ông chỉ chú trọng làm tốt một việc, đó là nhìn người và dùng người, nhờ sự hỗ trợ của Khổng Minh và các hiền thần khác, Lưu Bị đã xây dựng nên bá nghiệp.
Không ít người việc gì cũng làm nhưng cuối cùng việc gì cũng làm không tốt, cuối cùng chỉ khiến cho thể xác và tinh thần của bản thân đều mệt mỏi.
Những người thông minh thật sự, họ biết phân biệt việc nặng việc nhẹ, việc gấp hay không gấp, sẽ tập trung vào những việc phải làm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Nghĩ ít
Dương Giáng từng cảnh cáo thanh niên thời bấy giờ, vấn đề của họ không phải nằm ở chỗ không được đọc nhiều sách, mà là nghĩ quá nhiều. Nghĩ quá nhiều chỉ khiến cho tinh thần mang thêm xiềng xích, mang gánh nặng trên cả con đường phía trước.
Thời Trung Quốc cổ đại, ở nước Kỷ có một người luôn lo lắng trời sẽ sập xuống, vì thế mà cả ngày ăn ngủ không yên.
Trong tiểu thuyết "Kính hoa duyên" cũng có đề cập đến việc người dân của một nước vì lo lắng mà không dám đi ngủ, sợ một khi ngủ thì sẽ không tỉnh dậy được nữa.
Nhiều người sẽ cảm thấy rất buồn cười khi đọc lại những câu chuyện này sẽ phì cười, nhưng nghĩ lại thì trong chúng ta, có bao nhiêu người không giống họ?
Vì thế, đừng nghĩ nhiều mà thành nghĩ thừa nữa. Hãy làm tốt những việc trước mắt, sống tốt cho hiện tại, vứt bỏ những suy nghĩ lung tung, phiền não sẽ tự tiêu tan. Nghĩ nhiều sẽ càng phiền muộn, tương lai là để bước tiếp chứ không phải để lãng phí trong những suy nghĩ vẩn vơ.
4. Ít dục vọng
Thư pháp của Vương Hi Chi được lưu truyền qua nhiều thời đại, trong đó "Lan Đình tập tự" được người đời ví như Mặt Trời, Mặt Trăng giữa bầu trời, được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hành thư".
Nhưng câu chuyện về "lòng tham và dục vọng" của ông trong những năm tháng sau này thì ít ai biết.
Vì sau khi Vương Hi Chi thành danh, ông hi vọng có thể "trường sinh bất lão" nên đã sử dụng một lượng lớn ngũ thạch tán đang thịnh hành lúc bấy giờ, kết quả là Vương Hi Chi đã chết trẻ.
"Thị dục giả, trục họa chi mã dã", những dục vọng không đúng đắn chính là thứ sẽ đẩy con người ta rơi xuống đáy vực sâu nhất bằng tốc độ nhanh nhất.
Dục vọng là liều thuốc độc cho tâm hồn, tích lũy ngày càng nhiều, trái tim sẽ sớm sinh bệnh và suy sụp.
Học cách buông bỏ dục vọng mới có thể duy trì được trái tim trong sạch.
Đời người còn dài, hiểu được chứ "ít" quý giá trên sẽ giúp cho đời người càng đi càng rộng mở, bớt bỏ được phiền muộn, thậm chí là tai họa, đồng thời tích lũy được cho bản thân những điều thuận lợi, may mắn.