Người đàn ông 5.000 tỷ USD và thách thức phục hưng kinh tế của tân Thủ tướng Nhật Bản

17/09/2020 12:18
Xáo trộn ở NHTW Nhật Bản sẽ là một đòn giáng mạnh vào thị trường hơn là việc một chính trị gia lên nắm quyền thay cho một chính trị gia khác.

Khi những người "nghiện"nghiên cứu về kinh tế ở Tokyo đang suy đoán về chính sách kinh tế của tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, thì có lẽ mối bận tâm của họ đã đặt sai trọng tâm.

Tại trụ sở của NHTW Nhật Bản BoJ, Thống đốc Haruhiko Kuroda, người mà ông Abe tuyển vào năm 2013, đang lên kế hoạch xem xét việc ở lại hay chuyển đi. Và thẳng thắn mà nói, động thái này đối với các thị trường quan trọng hơn nhiều so với việc ai ngồi vào chiếc ghế Thủ tướng.

Sau khi lên nắm quyền vào tháng 12 năm 2012, ông Abe đã cam kết sẽ sử dụng "3 mũi tên" để giải quyết triệt để vấn đề giảm phát đã kéo dài hơn một thập kỷ của Nhật Bản. Tuy nhiên, giải pháp thực tế thì chỉ có một: nới lỏng tiền tệ siêu siêu tích cực.

Sau khi ông Kuroda nhậm chức vào tháng 3 năm 2013, ông đã triển khai một thứ lớn hơn — một khẩu "bazooka" - như cách gọi của các nhà kinh tế: chính sách nới lỏng tiền tệ với mức độ chưa từng có. Tệ hơn nữa, các quyết định tăng thuế bán hàng của ông Abe vào năm 2014 và 2019 đồng nghĩa với việc chính sách tài khóa ngày càng thắt chặt hơn.

Sự phấn khích ban đầu về "Abenomics" là nỗi khát khao về một nước Nhật cuối cùng đã hiện đại hóa thị trường lao động, loại bỏ thói quan liêu, chuyển ưu đãi thuế cho các công ty khởi nghiệp, trao quyền cho phụ nữ và cải thiện quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế thì kế hoạch hồi sinh của ông Abe về cơ bản có 90% là kích thích từ Ngân hàng Nhật Bản và 10% là thay đổi cơ cấu.

Và ngay cả những thứ được cho là thành công cũng tồn tại nhiều vấn đề. Chắc chắn, động thái của ông Abe nhằm khuyến khích các công ty bổ sung thêm nhiều giám đốc bên ngoài và mang lại cho cổ đông tiếng nói lớn hơn mang lại những kết quả rõ rệt. Nhưng những thay đổi này là quá mơ hồ và quá tự nguyện.

"Đó là một thất bại", theo Jeff Kingston, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Châu Á tại cơ sở Tokyo của Đại học Temple, cho biết. Ông còn chỉ ra rằng tổng sản phẩm quốc nội ngày nay thậm chí còn nhỏ hơn so với trước khi ông Abe lên nắm quyền vào năm 2012.

Để BOJ (Ngân hàng Nhật Bản) nắm quyền điều hành đồng nghĩa với việc Nhật Bản lúc đó và bây giờ đang nằm trong tầm ngắm của Kurodanomics chứ không phải Abenomics. Nói cách khác, đó chính là nền kinh tế nhỏ giọt giống như Ronald Reagan từng thử nghiệm đã thử vào những năm 1980.

Nhưng ông Abe thực sự khá may mắn vì lựa chọn đúng thời điểm. BoJ "khai hỏa" khẩu bazooka của mình ngay khi nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một điều vô cùng hiếm thấy: một sự phục hồi đồng bộ từ Đông sang Tây. Thị trường xuất khẩu bùng nổ đã tạo ra lợi nhuận kỷ lục cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Riêng trong năm 2013, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 57%.

Ông Abe đánh cược tất cả rằng việc BOJ tích cực nới lỏng tiền tệ sẽ khởi động một chu kỳ tăng lương và tiêu dùng. Từ đó, các hộ gia đình và CEO tự tin hơn sẽ đưa Nhật Bản trở lại đỉnh cao kinh tế.

Nhưng Nhật Bản mới đang ở một nửa con đường. Với sự hỗ trợ từ sự tăng trưởng vững chắc của Mỹ và Trung Quốc, Kurodanomics đã giúp tạo ra mức tăng trưởng GDP tốt nhất kể từ những năm 1980. Tuy nhiên, cách mà đại dịch covid - 19 hạ gục tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản đã cho thấy sự phục hưng đó thực sự nông cạn đến mức nào. Và tại sao các nhà đầu tư nên lo lắng về việc ông Kuroda ở lại hay ra đi hơn là ai sẽ thay thế ông Abe.

Nhà phân tích Nicholas Smith của CLSA Japan cho rằng có nhiều khả năng chủ nhân của chiếc ghế Thống đốc BoJ và cả chính sách tiền tệ của Nhật Bản sẽ thay đổi. Ông Kuroda hiện nay đã 75 tuổi và chưa có thống đốc BOJ nào thực hiện hai nhiệm kỳ 5 năm.

Vấn đề đang gây tranh cãi là sự thay đổi đó lớn đến đâu. Dưới thời ông Kuroda, BOJ đã mua rất nhiều trái phiếu và cũng rót nhiều tiền vào các quỹ ETF, đến nỗi quy mô bảng cân đối kế toán của BoJ đã vượt qua con số 5.000 tỷ USD, thậm chí lớn hơn cả GDP.

Xáo trộn ở BoJ sẽ là một đòn giáng mạnh vào thị trường hơn là việc một chính trị gia lên nắm quyền thay cho một chính trị gia khác. Smith nói: "Việc để mất cả thủ tướng và thống đốc BOJ sẽ thực sự là một vấn đề, nhưng ông ấy có thể từ chức vào năm 2021 một khi mọi thứ đã lắng xuống - hoặc có thể là khi kết thúc thời gian đương nhiệm của một thủ tướng."

Tham khảo Forbes

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
7 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
7 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
6 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
7 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
8 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
8 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
10 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.