Người dân tại “đất nước hạnh phúc nhất thế giới” đã trải qua đại dịch như thế nào?

27/03/2020 14:34
Khi một đại dịch như Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe và thu nhập của người dân, người dân của "một xã hội tin cậy cao, theo bản năng sẽ tìm kiếm và tìm ra phương thức hợp tác để cùng nhau khắc phục thiệt hại và xây dựng lại cuộc sống tốt hơn".

Đối với Samuel Kopperoinen, được sống ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới trong bối cảnh đại dịch không phải là hạnh phúc mang tính ngắn hạn. Điều tuyệt vời nằm ở mạng lưới an toàn xã hội và các hệ thống hỗ trợ khác mà đất nước anh sở hữu trước khi đại dịch xảy ra.

Kopperoinen sống ở Phần Lan, nơi được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm thứ ba liên tiếp theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới mới nhất của Liên Hợp Quốc. Đan Mạch, Thụy Sĩ, Iceland và Na Uy là những nước có thứ hạng ngay sau đó.

Báo cáo được công bố bởi Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững cho Liên hợp quốc vào ngày 20 tháng 3, Ngày Quốc tế Hạnh phúc hàng năm của Liên hợp quốc. Các quốc gia được xếp hạng trên sáu tiêu chí mang lại hạnh phúc như: thu nhập, tự do, tin tưởng, tuổi thọ, hỗ trợ xã hội và sự hào phóng.

"Một phần không thể thiếu trong việc mang lại hạnh phúc là chăm sóc sức khỏe cộng đồng chất lượng cao," Kopperoinen, một nhà thầu Helsinki có ba đứa trẻ nói. Người Phần Lan "có ý thức rằng trong trường hợp mắc bệnh và khuyết tật, họ sẽ đều được điều trị tận tình."

"Chúng tôi tin tưởng vào chất lượng và tính sẵn có của các dịch vụ", ông nói, "và mạng lưới an sinh xã hội của chúng tôi rất quan trọng. Nó giúp chúng tôi nếu chúng tôi mất việc, bị bệnh hoặc con cái của chúng tôi bị bệnh. Chúng tôi sẽ mất thu nhập, nhưng có thể được bồi thường, và điều đó giúp chúng tôi tồn tại và cân đối mức chi tiêu hàng ngày. "

Và không chỉ là chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, hệ thống giáo dục và trợ cấp thất nghiệp góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp, đặc biệt là trong thời kỳ bất ổn khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu. "Chính quyền và nhà thờ địa phương đang tổ chức giúp đỡ và cứu trợ cho các thành viên của họ," Kopperoinen cho biết. Ngoài ra còn có các dịch vụ giúp đỡ được tổ chức trên các web như Nappi Naapuri, "nơi mọi người có thể trao và nhận sự trợ giúp từ chính hàng xóm của mình."

Hạnh phúc sẽ không bảo đảm cho các quốc gia này miễn nhiễm với virus mới, đồng tác giả báo cáo Jeffrey Sachs, giáo sư kinh tế và giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững của Đại học Columbia cho biết. "Các hệ thống y tế cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn. Giải pháp chính cho những tuần tới sẽ là cách ly xã hội, tự cách ly và các biện pháp khác nhằm phong tỏa một cách cố tình và có hệ thống - và nếu được thực hiện tốt, chúng sẽ đem lại những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế và xã hội", Sachs cho biết

"Đó là một chế độ rất khó khăn, khó thực hiện và tuân theo, và sẽ là một khoản chi phí kinh tế khổng lồ thời gian ngắn. Tất cả đều nhằm phòng tránh một thảm họa chết người", ông nói. "Tôi chắc chắn rằng những chính phủ tốt sẽ mang lại những kết quả tích cực, bởi vì dịch bệnh này đòi hỏi các những hành động mạnh mẽ và hiệu quả từ chính phủ."

Ngược lại, tình hình ở Mỹ - quốc gia đứng thứ 18 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới - "thật là hỗn loạn", ông nói. "Trong trường hợp này, điều đó phản ánh sự kém tin tưởng vào chính phủ, cũng như hiệu suất và kỳ vọng thấp của chính phủ đối với công chúng. Chúng ta hoàn toàn không chuẩn bị trước."

Mọi người phát triển tốt trong môi trường xã hội có độ tin tưởng cao

Khi một đại dịch như Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe và thu nhập của người dân, người dân của "một xã hội tin cậy cao, theo bản năng sẽ tìm kiếm và tìm ra phương thức hợp tác để cùng nhau khắc phục thiệt hại và xây dựng lại cuộc sống tốt hơn", theo báo cáo. "Điều này đôi khi đã dẫn đến sự gia tăng đáng ngạc nhiên về chỉ số hạnh phúc ngay sau khi những thảm họa kinh khủng qua đi.  

"Sự lý giải thường xuyên nhất dường như là mọi người ngạc nhiên một cách thích thú bởi sự sẵn lòng của hàng xóm và tổ chức xung quanh hết mình hoạt động để tương trợ lẫn nhau", báo cáo tiếp tục. "Điều này mang lại cảm giác gắn kết chặt chẽ, và niềm tự hào về những gì họ có thể đạt được khi cố gắng xoa dịu những mất mát. Những lợi ích này đôi khi đủ lớn để bù đắp cho những tổn thất vật chất."

Giảng viên lịch sử và công dân Phần Lan, Ville Jäättelä, đồng ý với quan điểm trên. Jäättelä không cho rằng chính phủ Phần Lan hoàn hảo, nhưng cư dân vùng Tampere cho biết ông tin tưởng chính quyền hiện tại sẽ làm hết sức mình trong cuộc khủng hoảng này. 

"Có thể khi nhìn lại, người ta có thể tìm thấy một số điều nên được thực hiện sớm hơn hoặc muộn hơn hoặc không nên làm gì cả," ông nói. "Nhưng trong một cuộc khủng hoảng như thế này, họ phải hành động chỉ với những thông tin họ có mà không thể nhìn thấy trước tương lai. Và không phải sự phát triển nào cũng có thể được ước tính với sự chắc chắn 100%. Vì vậy, tôi tin rằng họ sẽ cố gắng hết sức bằng mọi thứ họ có thể . "

Siêu cường quốc thường không phải là nơi hạnh phúc

Ngay cả khi không có tác động của đại dịch covid-19, không một nền kinh tế lớn nhất thế giới nào lọt vào top 10 bảng xếp hạng hạnh phúc. Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ 13, tăng từ vị trí thứ 15 năm ngoái, trong khi Đức ở vị trí thứ 17 trong năm thứ hai liên tiếp. Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 62 (giảm từ vị trí 58); Nga đứng ở vị trí thứ 73 (giảm từ vị trí thứ 68); và Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 94 (giảm từ vị trí thứ 93).

Trái lại, người dân ở Afghanistan kém hài lòng nhất với cuộc sống của họ, theo khảo sát trên 153 quốc gia, tiếp theo là Nam Sudan (vị trí thứ 152), Zimbabwe (vị trí thứ 151), Rwanda (vị trí thứ 150) và Cộng hòa Trung Phi (vị trí thứ 149).

Các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

1. Phần Lan

2. Đan Mạch

3. Thụy Sĩ

4. Iceland

5. Na Uy

6. Hà Lan

7. Thụy Điển

8. New Zealand

9. Áo

10. Luxembourg

Các nước kém hạnh phúc nhất thế giới

1. Afghanistan

2. Nam Sudan

3. Zimbabwe

4. Rwanda

5. Cộng hòa Trung Phi

6. Tanzania

7. Botswana

8. Yemen

9. Ma-rốc

10. Ấn Độ

Tham khảo CNN

    
        
Người dân tại “đất nước hạnh phúc nhất thế giới” đã trải qua đại dịch như thế nào? - Ảnh 3.     
    

Tin mới

Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
10 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
9 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
8 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Hyundai tiếp tục xả hàng loạt xe hot đời 2024: Cao nhất 75 triệu đồng, đại lý bồi thêm nhiều ưu đãi
8 giờ trước
Chương trình ưu đãi áp dụng với xe sản xuất năm 2024 (VIN 2024).
Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
7 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
7 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
1 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
2 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.