Người giàu, trung lưu đều thắt lưng buộc bụng, kế "mua sắm phục thù" cứu nền kinh tế TQ không thành

30/04/2020 12:35
Viễn cảnh người Trung Quốc sẽ vung tiền vào một cuộc "mua sắm phục thù" sau thời gian dài phong toả, giúp nền kinh tế quay lại quỹ đạo tăng trưởng, có vẻ khó thành hiện thực.

"Mua sắm phục thù"

Thuật ngữ này bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc gần đây, nhằm mô tả sự gia tăng chi tiêu đột biến. Tuy nhiên, khi tác động từ 2 tháng phong toả đang đẩy Trung Quốc tới khả năng nền kinh tế tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ năm 1976, giới tiêu dùng trung lưu lại đang thắt lưng buộc bụng do lo ngại sự suy thoái kinh tế, nguy cơ mất việc làm và tỉ lệ nợ tăng cao.

Đối với 400 triệu người thuộc giới trung lưu tại Trung Quốc, đại dịch Covid-19 đã làm lung lay niềm tin rằng nền kinh tế sẽ luôn tăng trưởng, kèm theo đó là mức thu nhập đủ cao để trang trải cho các khoản chi tiêu và nợ.

Jane Zeng và chồng, một quản lý quỹ đầu tư, cả 2 đều đang ở vào độ chín của sự nghiệp khi bước vào ngưỡng tuổi ngoài 40. Họ sở hữu 3 căn hộ ở Thâm Quyết, thủ phủ công nghệ của Trung Quốc.

Gia đình Jane hiện phải trả 8.500 USD mỗi tháng cho các khoản vay thế chấp, một gánh nặng tài chính lớn nhất là khi thu nhập của họ giảm mạnh do tác động từ đại dịch. Căn hộ gần đây nhất được họ mua vào năm 2017 với khoản vay được thế chấp từ căn hộ thứ 2. Ngoài ra, cặp vợ chồng cũng đầu tư vào một quán bar ở trung tâm mua sắm. Mọi thứ diễn ra đều tốt đẹp cho tới khi dịch bệnh xuất hiện, và kéo theo đó chi phí tăng thêm khoảng 2.800 USD mỗi tháng.

Ở giai đoạn trước dịch, vợ chồng Jane vẫn có thể xoay xở với gánh nặng tài chính trên khi thu nhập của mỗi người vào khoảng 14.000 USD mỗi tháng, bao gồm lương, lợi nhuận từ quán bar và tiền thuê nhà.

Nhưng hiện giờ, mọi thứ đều thay đổi, Jane đã mất việc trước khi dịch bùng phát, thu nhập của chồng giảm và quán bar không còn lợi nhuận.

"Gia đình tôi gần như cạn kiệt về tài chính. Chúng tôi đã đầu tư quá nhiều nhưng không tiết kiệm đủ để đối phó với những thời điểm khó lường", Jane nói. "Mua sắm trả thù ư? Tôi thậm chí còn chưa từng nghĩ về nó".

Hiện tại, gia đình Jane đang cố bán 2 căn hộ, ngoài ra, họ cũng đang cân nhắc khả năng vay từ các công ty cho vay tiêu dùng để trả khoản tiền thế chấp, bằng cách đó, họ có thể xin vay mới từ ngân hàng.

"Đây là cách duy nhất để chúng tôi có thể sống sót qua nửa năm tới," Jane nói, đồng thời tiết lộ nhiều bạn bè và người thân cũng đang ở trong tình trạng tương tự.

Người giàu hay thu nhập trung bình đều "thắt lưng buộc bụng"

Những gia đình như Jane luôn nằm trong trọng tâm chiến lược của Bắc Kinh nhằm chuyển đổi mô hình kinh tế từ đầu tư công và xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa, nhất là khi sức tiêu dùng của người dân Trung Quốc đã luôn tăng trong suốt hơn một thập kỉ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh.

Vào năm ngoái, tiêu dùng cá nhân đóng góp tới 60% tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Nhưng sự xuất hiện của Covid-19 đang lấy mất nguồn thu nhập khả dụng và cướp đi kế sinh nhai của hàng chục triệu người lao động, cùng với đó là hàng trăm nghìn công ty và doanh nghiệp nhỏ đối mặt với nguy cơ phá sản.

Một khảo sát được trường Đại học Kinh tế và Tài chính Tây Nam Trung Quốc thực hiện vào tháng trước, cho thấy 60,9% trong tổng số 3.143 hộ gia đình nói rằng thu nhập của họ trong năm 2020 sẽ giảm so với năm trước. Ngoài ra, 25,9% nói rằng sự sụt giảm là đáng kể và 41,6% sẽ buộc phải giảm chi tiêu trong năm nay.

Một khảo sát khác được ngân hàng đầu tư Morgan Stanley tiến hành vào tuần trước, ghi nhận số người có kế hoạch đi du lịch hoặc gặp gỡ bạn bè ở mức khá thấp .Theo đó, chỉ có 25% trong tổng số 2.000 người tham gia khảo sát cho biết họ sẽ mua sắm giải trí hoặc đi chơi với bạn bè trong tuần tới.

Khảo sát cũng cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc muốn tăng chi tiêu đối với thực phẩm và quần áo, cũng như cắt giảm các khoản chi cho hàng xa xỉ hay đồ điện tử.

Dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Trung Quốc, Doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng, chỉ số đánh giá tăng trưởng tiêu dùng cá nhân, đã giảm 20,5% trong 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước.

Đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa đưa ra các chính sách như cắt giảm thuế hay hỗ trợ tài chính giúp người dân thanh toán các khoản chi tiêu thiết yếu. Thay vào đó, Bắc Kinh đã sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế truyền thống, ví như tăng phân bổ ngân sách cho các chính quyền địa phương để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, hoặc nâng mức tín dụng ở hệ thống ngân hàng để khuyến khích các khoản vay mới.

Một số chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã phát hành các voucher tiêu dùng để thúc đẩy chi tiêu của người dân, nhưng các biện pháp này hầu như không có tác dụng, khi giá trị của chúng chỉ ở mức nhỏ và giới hạn ở những cửa hàng nhất định.

Điều này đang đẩy giới kinh doanh, từ những cửa hàng trên vỉa hè, tới những công ty môi giới du thuyền vào tình trạng điêu đứng.

Đơn cử, một chiếc du thuyền với giá khoảng 2,8 triệu USD vào năm 2015, nhưng hiện chỉ còn gần 1,3 triệu USD nhưng cũng không có người mua, Belle Liang, một môi giới du thuyền ở thành phố Sanya nói.

Không chỉ giới nhà giàu phải thắt lưng buộc bụng, mà những người có thu nhập trung bình, như Liu Lan, một quản lý văn phòng ở Quảng Châu, cũng không thoát khỏi viễn cảnh ảm đạm.

"Tôi nghĩ đây là tình trạng chung trong năm nay, đặc biệt là ở các ngành dịch vụ và công nghiệp", Liu nói, cô cũng dự cảm thu nhập sẽ bị giảm mạnh trong năm 2020, bên cạnh đó, các khoản thưởng cũng đã bị cắt.

"Một số công ty thuê văn phòng của chúng tôi đã không còn khả năng thanh toán và phá sản", cô nói.

Người giàu, trung lưu đều thắt lưng buộc bụng, kế mua sắm phục thù cứu nền kinh tế TQ không thành - Ảnh 1.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
29 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.