Người Hàn Quốc phải mất 62 năm tiết kiệm mới mua nổi 1 căn chung cư ở Seoul

19/06/2021 12:19
Việc mua nhà với người Hàn Quốc chưa bao giờ khó khăn đến thế.

Theo tờ ChosunIlbo, bong bóng bất động sản tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc hiện nay vì chính sách kích thích kinh tế sau đại dịch của chính phủ đang khiến người dân thường gặp khó khăn để mua nhà. Cụ thể, một người lao động bình thường tại đây sẽ phải tiết kiệm 62 năm mới mua nổi một căn chung cư. Con số này cao hơn rất nhiều so với chỉ 22 năm vào năm 2019.

Số liệu của Tổng cục thống kê Hàn Quốc và Ngân hàng KB Kookmin Bank cho thấy mức lương bình quân của người lao động hiện vào khoảng 1,49 triệu Won trong khi giá bình quân 1 căn hộ tại Seoul hiện đã lên đến 1,99 tỷ Won.

Tờ ChosunIlbo cho biết thu nhập bình quân của người lao động Hàn Quốc 5 năm qua đã tăng 14,4% lên 5,37 triệu Won/tháng trong khi chi tiêu trung bình của họ tăng 10,2% lên 3,89 triệu Won/tháng. Dẫu vậy, giá nhà tại Seoul lại tăng tới 98%.

Người Hàn Quốc phải mất 62 năm tiết kiệm mới mua nổi 1 căn chung cư ở Seoul - Ảnh 1.

Bỏ việc để mua nhà

Anh Baek Seung Min, một chuyên gia thiết kế 35 tuổi đã đề nghị vợ mình bỏ công việc y tá mùa dịch Covid-19. Nguyên nhân chẳng phải vì anh lo lắng cho rủi ro dịch bệnh mà là để...mua nhà.

Câu chuyện trớ trêu này diễn ra sau khi chính phủ Hàn Quốc ban hành nhiều quy định dở khóc dở cười để hạ nhiệt thị trường bất động động sản. Theo đó những dự án nhà giá rẻ sẽ ưu tiên cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Hệ quả là nếu vợ anh bỏ nghề y tá với mức lương 58 triệu Won thì gia đình sẽ đủ tiêu chuẩn xét duyệt.

Dẫu vậy, gia đình anh Baek cũng chẳng thể kiếm được một ngôi nhà tử tế tại Seoul mà họ phải chuyển về Incheon cho các dự án nhà giá rẻ.

"Giá nhà ở Seoul đã tăng quá cao so với khả năng của chúng tôi, gia đình tôi buộc phải xuống tận Incheon để mua nhà", anh Baek buồn bã nói.

Theo hãng tin Reuters, bất chấp hơn 20 quy định ban hành mới của chính phủ nhằm hạ nhiệt bất động sản, giá nhà tại Seoul năm 2020 vẫn tăng hơn 50% kể từ năm 2017, mức cao nhất trên thế giới.

Tình hình này khiến nhiều gia đình phải cắt giảm chi tiêu, thậm chí cưới không đăng ký để có thể nộp 2 đơn xin mua nhà giá rẻ.

Người Hàn Quốc phải mất 62 năm tiết kiệm mới mua nổi 1 căn chung cư ở Seoul - Ảnh 2.

Giá căn hộ bình quân tại Seoul (Chục nghìn Won)

14 năm không tiêu gì

Hãng tin Reuters cho hay trong nhiều thập niên kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, người dân Hàn Quốc quan niệm rằng một tấm bằng đại học và 1 căn nhà là cách nhanh nhất để trở thành giới trung lưu cũng như để được đánh giá thành công về sự nghiệp. Lý do này giải thích vì sao ¾ số tài sản của các hộ gia đình thường tập trung vào bất động sản.

Thế nhưng ngày nay, tầng lớp "thìa đất", ám chỉ những người sinh ra trong gia đình không có điều kiện đang gặp khó khăn cho việc mua nhà. Kể cả khi họ đã tốt nghiệp đại học, kiếm được công việc ổn định với mức lương cao thì cũng khó có thể mua được một căn hộ ở thủ đô Seoul.

Theo Reuters, bình quân một hộ gia đình tại Hàn Quốc sẽ phải mất 14 năm không chi tiêu gì mà chỉ tiết kiệm thì mới đủ tiền mua một căn nhà ở Seoul, cao hơn mức 11 năm vào năm 2017 khi Tổng thống Moon Jae In lên nắm quyền.

Luật sư Hong Na Ri, đang thuê căn hộ 3 phòng ngủ với 2 người con và chồng tại Seoul cho biết giá nhà đang khiến cả gia đình lo lắng. Mức giá thuê căn hộ của cô Hong đã tăng gấp đôi lên 1,8 triệu Won kể từ khi gia đình chuyển về đây năm 2015.

"Khi tôi kết hôn và chuyển về đây năm 2015, tôi đã tin rằng giá nhà sẽ đi xuống. Giờ đây mọi người đều hỏi tôi tại sao không mua nhà ngay đi khi con có thể và điều đó khiến tôi rất bất an. Thế nhưng tôi chẳng thể làm gì cả. Tôi không thể chuyển ra ngoài Seoul, cách xa nhà cô trông trẻ, trường học và công ty được", cô Hong than thở.

Thu nhập của gia đình cô Hong vào khoảng 10.000 USD, thuộc tầng lớp trung lưu như bao gia đình khác.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
22 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
22 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
23 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.