Người Kyrgyzstan sốc nặng khi nhận lại dự án thi công từ nhà thầu không có kinh nghiệm của TQ

13/07/2019 12:52
"Tất cả chúng tôi đều bị sốc", cựu Giám đốc nhà máy điện Kyrgyzstan chia sẻ về dự án xây dựng của nhà thầu Trung Quốc.

Quyết định dẫn tới sai lầm

Giới quan chức Kyrgyzstan biết rằng vấn đề này phải được quyết định: Một nhà máy cũ phụ trách hầu hết các hệ thống sưởi ấm và cung cấp điện ở nước này không còn duy trì được bao lâu nữa.

Bộ Năng lượng và Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan đã nhận được thư của Đại sứ quán Trung Quốc tại Bishkek khi các quan chức đánh giá đề xuất tái thiết nhà máy. Bức thư gợi ý một công ty Trung Quốc có tên TBEA sẽ là "bên chịu trách nhiệm thi công duy nhất" cho dự án trị giá hàng tỷ USD.

Theo The New York Times (NYT - Mỹ), đây không chỉ là một gợi ý. Trung Quốc khi đó một mặt dùng một khoản vay để thu hút quốc gia Trung Á với 6,2 triệu dân nhưng mặt khác cũng thể hiện rõ ràng rằng, Kyrgyzstan phải chọn nhà thầu mà Bắc Kinh chỉ định.

Và các quan chức Kyrgyzstan cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chọn TBEA, một công ty có tham vọng lớn nhưng thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà máy điện.

Quyết định của năm 2013 - từ bỏ một công ty Nga với kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện vô cùng phong phú, để chọn TBEA đã gây ảnh hưởng nặng nề. Năm ngoái, nhà máy điện đã bị tê liệt ngay sau khi dự án cải tạo hoàn thành, khiến phần lớn Bishkek bị mất hệ thống sưởi hoặc mất điện trong điều kiện thời tiết giá lạnh.

Sự tức giận của người dân và một phiên tòa đang diễn ra ở Bishkek đã dẫn đến việc các phương tiện truyền thông và quan chức dân cử ở Kyrgyzstan tiến hành đánh giá nghiêm ngặt các hoạt động kinh doanh của Trung Quốc với các vụ án tham nhũng địa phương trong nhiều tháng.

Người Kyrgyzstan sốc nặng khi nhận lại dự án thi công từ nhà thầu không có kinh nghiệm của TQ - Ảnh 1.

Cựu Thủ tướng Sapar Isakov (giữa, phía sau) và các quan chức khác đã bị truy tố vì tham nhũng liên quan đến việc trúng thầu dự án nhà máy điện của TBEA. Ảnh: NYT

Vụ bê bối đã làm nổi bật sự chuyển đổi cấu trúc hiện tại của nền kinh tế và địa chính trị của Trung Á - một vùng đất rộng lớn, giàu tài nguyên với sa mạc, thảo nguyên và núi non đã được Nga coi là "địa bàn" trong nhiều thế kỷ.

Trong thời kỳ Xô Viết năm 1969, đã xảy ra xung đột biên giới khốc liệt giữa Nga và Trung Quốc, sau đó, dù đã làm dịu nhưng mối quan hệ vẫn chưa thực sự thân thiết trong những thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, gần đây, hai nước đã xây dựng sự gần gũi trong quan hệ chiến lược và thương mại, một mối quan hệ được thúc đẩy chủ yếu bởi căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây.

Trong chuyến thăm Trung Á vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Vladimir Putin, người mà gần đây ông Tập gọi là "người bạn tốt nhất", đã tiến hành một cuộc gặp gỡ song phương.

Hai nhà lãnh đạo tham dự một hội nghị ở Kyrgyzstan và tiếp tục gặp mặt ở nước láng giềng Tajikistan - nơi ông Putin tặng cho nhà lãnh đạo Trung Quốc một chiếc bánh kem kiểu Nga làm quà sinh nhật.

Tuy nhiên, ngay cả khi mối quan hệ tiếp tục tăng cường, vẫn tồn tại sự cạnh tranh sâu sắc giữa hai quốc gia.

Cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á

"Có một cuộc chiến lớn âm thầm đang diễn ra giữa Nga và Trung Quốc để gây ảnh hưởng ở Trung Á", ông Rasul Umbetaliev, một cựu quan chức, chuyên gia về năng lượng Kyrgyzstan nói. Nga nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ những người dân Kyrgyzstan nói tiếng Nga và coi Moscow là nơi để làm việc hoặc học tập, nhưng cũng theo ông thì "Nga không có tiền".

Tại Bishkek, sức mạnh của đồng tiền Trung Quốc đã trở thành vấn đề cốt lõi trong vụ án tham nhũng của cựu Thủ tướng Sapar Isakov và các cựu quan chức khác có liên quan đến hợp đồng TBEA. Các công tố viên nói rằng, việc thao túng đấu thầu và định giá cao đã gây ra sự tổn thất 11 triệu USD.

Người Kyrgyzstan sốc nặng khi nhận lại dự án thi công từ nhà thầu không có kinh nghiệm của TQ - Ảnh 2.

Một tòa nhà dân cư ở Bishkek, thủ đô của Kyrgyzstan. Sự bất bình sau sự cố nhà máy điện đã khiến giới truyền thông và các quan chức dân cử ở Kyrgyzstan tiến hành rà soát nghiêm ngặt các hoạt động kinh doanh của Trung Quốc và các vấn đề tham nhũng địa phương trong liên tiếp nhiều tháng. Ảnh: NYT

Ông Isakov phủ nhận việc có hành vi sai trái trong hợp đồng và nói rằng TBEA không phải do ông và bất kỳ quan chức nào khác của Kyrgyzstan chọn. Trong một tuyên bố gần đây từ nhà ttù, ông cho biết, sự lựa chọn là của "chính phủ PRC" tức chính phủ Trung Quốc. Ông khẳng định, đó là quyền của Trung Quốc, "bởi vì của dự án hiện đại hóa này do Bắc Kinh đầu tư".

Theo NYT, đây là tuyên bố hiếm hoi của người trong cuộc, thừa nhận rằng Trung Quốc, nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài để phục vụ lợi ích của mình mà bỏ qua ý kiến của người dân địa phương hoặc đề nghị của đối thủ cạnh tranh.

Một ủy ban được thành lập bởi quốc hội Kyrgyzstan đã phát hiện ra rằng, có nhiều điểm bất thường trong việc trao và thực hiện hợp đồng. Quyết định chọn TBEA không phải thông qua đấu thầu, cạnh tranh công khai, mà thông qua các đánh giá kín về hồ sơ dự thầu được gửi bởi một vài công ty - những công ty này biết về dự án dựa theo phương thức riêng nào đó.

Iskhak Masaliev, một thành viên phe đối lập của ủy ban quốc hội, cho biết ông tin rằng Inter RAO - doanh nghiệp của Nga, đối thủ của TBEA căn bản không có cơ hội ngay từ đầu. "Toàn bộ dự án đã có vấn đề ngay từ đầu nhưng sẽ không ai nhận ra nếu không xảy ra sự cố", ông nói.

Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Kyrgyzstan Tiêu Thanh Hoa trả lời truyền thông địa phương rằng, TBEA đã được chọn vì đây là một công ty "có thẩm quyền" với "danh tiếng tốt trên toàn cầu". Ông này từ chối bình luận về kết quả điều tra của Kyrgyzstan.

"Chúng tôi không can thiệp vào họ", ông nói. "Chúng tôi tôn trọng chủ quyền của Kyrgyzstan". Trong khi trụ sở chính của TBEA ở Trung Quốc đã không trả lời các câu hỏi của phóng viên.

Những vụ bê bối liên tiếp của các nhà thầu Trung Quốc về xây dựng nhà máy điện, nhà máy lọc dầu đã khiến người Kyrgyzstan giận dữ, điều này tạm thời kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh.

Người Kyrgyzstan sốc nặng khi nhận lại dự án thi công từ nhà thầu không có kinh nghiệm của TQ - Ảnh 3.

Khẩu hiệu thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế Trung- Kyrgyzstan trên một đường cao tốc ở Kyrgyzstan. Ảnh: NYT

Tuy nhiên, Nga được cho đã rất khó khăn để cạnh tranh trong "Ván cờ lớn" phiên bản mới. "Ván cờ lớn" vốn là cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á giữa Nga và Anh diễn ra vào thế kỷ 19. Năm 2016, Kyrgyzstan đã hủy bỏ thỏa thuận cho phép các công ty Nga xây dựng một loạt đập và nhà máy thủy điện ở phía bắc nước này với lý do tình hình kinh tế Nga bất lợi và Moscow cũng không thể cung cấp các khoản tài chính như đã hứa.

Thực tế, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vẫn có ấn tượng tốt về Nga và Moscow vẫn được coi là lực lượng an ninh chính trong khu vực. Khi đến thăm Kyrgyzstan vào tháng 3 năm nay, ông Putin đã nhận được thỏa thuận mở rộng căn cứ không quân Nga. Quân đội Nga đã sử dụng căn cứ không quân này từ thời Liên Xô.

Tuy nhiên, trong việc xây dựng đường giao thông, nhà máy lọc dầu và đường dây điện, Trung Quốc đã bỏ xa Nga.

Trung Á là một phần quan trọng của Sáng kiến ​​ Vành đai và Con đường . Vào tháng 9/2013, ông Tập đã giới thiệu dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ này trong chuyến thăm Kazakhstan. Vài ngày sau, ông tới láng giềng Kyrgyzstan và nói với các quan chức Bishkek rằng Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ cung cấp ngân sách để xây dựng lại hệ thống sưởi ấm và nhà máy điện lâu đời của thủ đô.

Khoản vay của ngân hàng này cho Kyrgyzstan năm 2008 chỉ là 9 triệu USD và hiện đã tăng vọt lên hơn 1,7 tỷ USD. Theo ước tính, các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ trị giá 2,2 tỷ USD, gần một phần ba sản lượng kinh tế hàng năm của Kyrgyzstan.

Vào tháng 11/2013, Đại sứ quán Trung Quốc đã lo lắng rằng các quan chức của Kyrgyzstan không đẩy nhanh hoạt động nên đã đốc thúc họ bắt đầu dự án và kiên quyết rằng TBEA sẽ phụ trách dự án này, đồng thời nhấn mạnh rằng "đây là lập trường cuối cùng của Trung Quốc".

Người Kyrgyzstan sốc nặng khi nhận lại dự án thi công từ nhà thầu không có kinh nghiệm của TQ - Ảnh 4.

Cảnh sát bên ngoài phòng xử án cựu Thủ tướng Sapar Isakov. Ảnh: NYT

Trong một lá thư gửi Bộ Năng lượng và Công nghiệp Kyrgyzstan, Đại sứ quán Trung Quốc nói rằng khoản vay "là một trong những kết quả cơ bản của chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tới Kyrgyzstan và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển một dự án năng lượng liên quan đến nền kinh tế của Kyrgyzstan".

Không lâu sau đó, dự án được bắt đầu.

Người Kyrgyzstan đều sốc

Nurlan Omurkul, cựu giám đốc của nhà máy điện, cho biết ông luôn nghi ngờ về quyết định thuê một công ty không có kinh nghiệm xây dựng nhà máy điện nhưng quan điểm của ông đã bị các quan chức cấp cao của Kyrgyzstan phản đối.

"Họ cứ nói, ‘Đồng ý, đồng ý, đồng ý", ông kể lại.

Sau sự cố nhà máy điện năm ngoái, ông Omurkul đã bị sa thải, bị buộc tội cẩu thả và bị kết án bốn năm tù. Trong một cuộc phỏng vấn trước khi bị kết án, ông nói rằng vụ kiện chống lại ông và các chuyên gia kỹ thuật khác là cách che mắt để che đậy sự tham nhũng của các quan chức cấp cao.

"Cả cuộc đời tôi đã làm việc trong các nhà máy nhiệt điện, ngay từ đầu tôi đã biết rằng mức giá 386 triệu USD của Trung Quốc là quá đắt", "ông nói, "Kyrgyzstan sẽ trả khoảng 470 triệu USD trong 20 năm, bao gồm cả lãi và phí.

Người Kyrgyzstan sốc nặng khi nhận lại dự án thi công từ nhà thầu không có kinh nghiệm của TQ - Ảnh 5.

Người đứng đầu nhà máy nhiệt điện Omurkul nói rằng ông rất nghi ngờ về việc thuê một công ty không có hồ sơ xây dựng nhà máy điện. Ảnh: NYT

Một công ty khác của Trung Quốc, Tập đoàn Kỹ thuật thiết bị cơ giới Trung Quốc, đã đưa ra giá thầu thấp hơn, 356 triệu USD, Ủy ban quốc hội Kyrgyzstan cho biết nhưng Đại sứ quán Trung Quốc khăng khăng từ chối. Lý do đằng sau đã không được tiết lộ.

Nhà thầu Nga Inter RAO, ra giá 518 triệu USD nhưng với các điều khoản rất khác. Thay vì yêu cầu Kyrgyzstan vay, công ty Nga đã đề nghị xây một nhà máy mới bằng số tiền trên, đổi lấy một phần quyền sở hữu và một phần doanh thu trong tương lai.

Biên bản cuộc họp của chính phủ Kyrgyzstan về dự án cho thấy, một số chuyên gia Kyrgyzstan ủng hộ phương án của Nga, trong khi những người khác ủng hộ gói thầu rẻ hơn của Trung Quốc. Nhưng những quan điểm đó không thể làm dao động quyết định ủng hộ TBEA của Đại sứ quán Trung Quốc.

Ông Omurkul cho biết ông bắt đầu hiểu tại sao giá của TBEA lại tăng cao sau khi ông bắt đầu nhận được báo cáo liệt kê giá tiền các mặt hàng như bình chữa cháy được báo giá ở mức 1.600 USD, 320 đô la cho kìm và hàng chục triệu USD phí tư vấn không xác định.

Người Kyrgyzstan sốc nặng khi nhận lại dự án thi công từ nhà thầu không có kinh nghiệm của TQ - Ảnh 6.

Trên một con đường còn dang dở ở Kyrgyzstan, những viên đá tượng trưng cho vị trí của trạm dừng xe buýt. Con đường này vốn do một công ty Trung Quốc xây dựng.

"Tất cả chúng tôi đều bị sốc", ông nói.

Ông Masaliev, nhà lập pháp trong ủy ban điều tra của quốc hội cáo buộc, một số quan chức cấp cao Kyrgyzstan có thể được hưởng lợi từ dự án.

Ông này vốn hiểu và làm việc với người Nga trong nhiều thập kỷ nhưng lại không nắm rõ về Trung Quốc ngoại trừ việc Bắc Kinh có rất nhiều tiền và đông dân số.

"Tất nhiên chúng tôi sợ", ông nói, "Dân số của một thành phố nhỏ ở Trung Quốc còn nhiều hơn tổng dân số của chúng tôi."

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
55 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
36 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
56 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
8 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.