Người lao động có được tự chốt sổ BHXH khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

28/03/2021 06:56
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ, có nhiều lý do để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Song, nhiều trường hợp, người lao động lại chọn cách nghỉ ngang để chấm dứt hợp đồng. Vậy trong trường hợp này, liệu họ có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội?

Khi nghỉ ngang, người lao động có được tự chốt số bảo hiểm xã hội?

Điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

Ngoài ra, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định:

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội sẽ do người sử dụng lao động thực hiện, đồng thời có sự phối hợp của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Đồng nghĩa với việc, người lao động không thể tự mình chốt sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc.

Làm gì khi công ty không chốt sổ bảo hiểm đối với người lao động nghỉ ngang?

Trường hợp người lao động nghỉ ngang, một số công ty sẽ lấy lý do này không chốt sổ bảo hiểm hoặc yêu cầu người lao động phải bồi thường thì mới chốt sổ bảo hiểm xã hội. Người lao động tự nghỉ việc nên hành vi này được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Vì vậy, căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc.

2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo họp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Thêm vào đó, khoản 1 Điều 48 Bộ luật này cũng ghi nhận về thời gian để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình khi chấm dứt hợp đồng:

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Do đó, trong thời gian 14 ngày và chậm nhất là 30 ngày, các bên phải thanh toán các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của bên kia. Khi người lao động đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, người sử dụng lao động cũng phải thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, trong đó có việc làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ cho người lao động.

Công ty bị phạt nặng nếu không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bắt buộc chốt sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp cố tình không chốt sổ cho người lao động, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau: 

- Phạt từ 1 - 2 triệu đồng: Vi phạm từ 01 - 10 người lao động;

- Phạt từ 2 - 5 triệu đồng: Vi phạm từ 11 - 50 người lao động;

- Phạt từ 5 - 10 triệu đồng: Vi phạm từ 51 - 100 người lao động;

- Phạt từ 10 - 15 triệu đồng: Vi phạm từ 101 - 300 người lao động;

- Phạt từ 15 - 20 triệu đồng: Vi phạm từ 300 người lao động trở lên.

Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 40 Nghị định này, người sử dụng lao động không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định còn bị phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động và tối đa không quá 75 triệu đồng.

Tin mới

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
3 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Vụ Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị bắt: Phạt tiền, buộc thu hồi 4.080 sản phẩm kẹo Kera
4 giờ trước
Công ty CP ASIA LIFE bị phạt 224 triệu đồng và buộc phải thu hồi, tiêu hủy 4.080 sản phẩm kẹo Kera. Trong đó, 2.080 sản phẩm đã bán cho Công ty CP tập đoàn Chị em rọt, 2.000 sản phẩm còn tồn kho.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
6 giờ trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng
'CX-5 điện' Mazda EZ-60 ra mắt cuối tháng này: Chạy khoảng 500km/sạc, có thể bán tại Việt Nam
7 giờ trước
SUV Mazda EZ-60 vừa được hé lộ sớm trên nền tảng mạng xã hội Weibo của Trung Quốc trước khi ra mắt toàn cầu trong năm 2025.
Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
8 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.

Tin cùng chuyên mục

G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
9 giờ trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Nguồn cung ô tô tại Việt Nam tăng mạnh trong tháng 3
12 giờ trước
Tháng 3 vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về lượng của cả nhóm xe lắp ráp trong nước lẫn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam.
Không để người dùng thất vọng, iPhone 17 Pro sẽ có tính năng quay video bằng cả 2 camera trước và sau?
1 ngày trước
Bên cạnh những thay đổi về giao diện iOS 19 vừa được hé lộ, leaker Jon Prosser còn mang đến một "bí mật" bất ngờ khác dành riêng cho iPhone 17 Pro dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay.
Chủ tịch DN xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ hỏi 'nếu không mua hạt tiêu của Việt Nam thì mua của nước nào' - đây là câu trả lời
1 ngày trước
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sinh, doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu số 1 vào Mỹ cho biết: "Trung bình mỗi năm Mỹ nhập khoảng 50.000 tấn tiêu từ Việt Nam. Riêng năm 2024, Mỹ nhập hơn 70.000 tấn tiêu, Phúc Sinh xuất sang Mỹ khoảng 8.200 tấn, chiếm hơn 10%".