Trong khi một số công ty khởi nghiệp Đông Nam Á đã trở thành những cái tên rất quen thuộc đối với từng hộ gia đình, Omise lại được rất ít người biết đến. Tuy nhiên, nếu từng mua sắm trực tuyến ở Thái Lan hay Singapore, có lẽ bạn đã giao dịch thông qua nền tảng blockchain của công ty này.
Warisa Wattanapanit đã sử dụng Omise vào thứ 7 mới đây, trước khi virus corona lây lan. Cô quyết định đặt một bữa ăn của McDonald’s và dành một buổi chiều lười biếng để xem bộ phim Avengers. Cô nói: "Tôi thậm chí còn không biết mình đang sử dụng dịch vụ nào, nhưng khi nói đến đặt hàng trực tuyến, thì ai chả thích càng nhanh càng tốt."
Về cơ bản, đó là những gì Omise đã làm. Thương hiệu này giúp việc mua hàng trực tuyến nhanh hơn. Thông thường, khi thanh toán, một số trang web thương mại điện tử chuyển hướng khách hàng đến trang thanh toán của tổ chức tài chính. Ngược lại, công nghệ của Omise cho phép các trang web hoàn thành giao dịch mà không cần phải thông qua một bên thanh toán thứ 3 khác. Hệ thống có thể xử lý cả thẻ tín dụng và ví điện tử như Alipay.
Trong một thị trường bán lẻ trực tuyến cạnh tranh khốc liệt, nơi các công ty đang tìm kiếm mọi lợi thế về phía mình, việc tăng tốc giao dịch (bằng cách bỏ đi 1 hoặc một vài bước) là điều không nên bỏ qua.
Covid-19 đã mở ra một thách thức mới cho thương mại điện tử. Thái Lan đã ra sắc lệnh áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhằm tránh sự tiếp xúc trong cộng đồng như đóng cửa các trung tâm thương mại, các nhà hàng không được phép phục vụ bữa ăn tại chỗ. Các biện pháp này sẽ thúc đẩy người dân sử dụng thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng tận nơi.
Vào thứ 4, Trung tâm nghiên cứu Kasikorn cho biết: Thị trường giao nhận đồ ăn và đồ uống của Thái Lan hiện đã tăng 17% trong năm 2020, so với mức tăng dự kiến 10% trước khi dịch bệnh lây lan ở Thái.
Ngoài McDonald’s, Omise cũng đã thu hút một loạt các khách hàng tên tuổi lớn ở Thái Lan. Một trong số đó là công ty bán lẻ miễn thuế King Power. Một hãng khác là True Corp, nhà mạng di động lớn thứ hai của Thái Lan. Ông trùm khách sạn Minor International và công ty bảo hiểm Allianz Ayudhya cũng sử dụng hệ thống của Omise.
Omise kiếm tiền nhờ vào hoa hồng trên mỗi giao dịch. Tại Thái Lan, mỗi giao dịch cơ bản mất khoảng 3.65% hoa hồng, nhưng không có phí khởi tạo, phí hàng tháng hoặc các mức cam kết tối thiểu. Các nhà bán lẻ trực tuyến có số lượng giao dịch lớn hơn thì hoa hồng sẽ ít hơn.
Người sáng lập Jun Hasegawa nói: "Omise hiện đang ở giai đoạn tăng trưởng." Công ty vẫn chưa tiết lộ thu nhập của mình, nhưng "siêu tăng trưởng" là thuật ngữ áp dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có mức tăng doanh thu hơn 40% một năm.
Hasegawa sinh năm 1981 trong một gia đình doanh nhân. Việc bắt đầu kinh doanh là điều tự nhiên nhưng không hoàn toàn dễ dàng.
Cha là sở hữu một công ty quảng cáo, còn mẹ điều hành một công ty thương mại. Chàng trai trẻ Hasegawa bắt tiếp cận với máy tính khi còn ở trường tiểu học, và tiếp tục kiếm tiền nhờ vào việc thiết kế trang web ở Hoa Kỳ và điều hành một blog có lợi nhuận ở Nhật Bản.
Năm 2008, anh mở công ty đầu tiên của mình, dịch vụ "nhật ký cuộc sống" có tên LIFEmee cho phép người dùng ghi lại các hoạt động hàng ngày của họ "từ khi mới sanh ra cho đến lúc chết đi" và chia sẻ chúng với những người khác. Về cơ bản, đây chính là tính năng dòng thời gian của Facebook - trước khi Facebook có tính năng dòng thời gian.
Vào năm2009, khi có một khách hàng tiềm năng tiếp cận Hasegawa, anh cho biết mình đã đưa ra một mức giá không mấy hợp lý (một mức giá khá cao). Hasegawa đã gọi đó là: "Một công ty khởi nghiệp vụng về chính hiệu."
LIFEmee đã được thanh lý vào năm 2011.
Năm sau, một Hasegawa đau khổ chuyển đến Bangkok và gặp một người bạn Thái Lan tên là Ezra Don Harinsut. Hai người đã thảo luận về tương lai của thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Thái Lan.
Jun Hasegawa, đồng sáng lập Omise Holdings tại Bangkok vào tháng 6 năm 2013 ban đầu với mục đích tạo ra một nền tảng thương mại điện tử.
Tin chắc rằng thương mại trực tuyến sẽ sớm càn quét Đông Nam Á, cặp đôi này đã tạo ra Omise, có nghĩa là "cửa hàng" trong tiếng Nhật.
Đúng như cái tên, ban đầu họ cho ra lò một nền tảng thương mại điện tử của riêng mình. Để thiết lập được điều đó, họ phải có một hệ thống thanh toán dễ sử dụng - điều mà chưa nhà cung cấp nào ở Thái Lan có thể làm được.
Hasegawa vừa phát triển công nghệ vừa tiếp thị cùng một lúc. Áp lực đã ảnh hưởng đến sức khỏe của anh ấy. Trong khi đi tour quảng cáo ở Hoa Kỳ, anh ấy đã phải nhập viện. Hóa đơn y tế trị giá 10.000 USD đã ảnh hưởng đến nguồn tài chính vốn đã eo hẹp của anh.
Hasegawa nói: "Chúng tôi đã thiếu tiền đến mức tôi phải bán hết bộ sưu tập hàng chục cái đồng hồ và đôi giày của mình". Nhưng chẳng khá khẩm hơn được bao nhiêu.
Willson Cuaca và Batara Eto từ East Ventures nói với các nhà sáng lập vào tháng 7 năm 2014 như sau: "Nếu bạn tập trung ngay vào các dịch vụ giải pháp thanh toán, chúng tôi sẽ tài trợ cho bạn số tiền ban đầu trong vài tuần nữa".
Phải sau một cuộc thảo luận chuyên sâu trên bàn bia với Hasegawa, Don (người bạn Thái Lan) và đội ngũ 5 người của mình mới có thể quyết định bỏ đi tầm nhìn ban đầu về thị trường trực tuyến. Họ bắt đầu xây dựng một hệ thống thanh toán riêng lẻ, và sớm kêu gọi tài trợ 300.000 USD vốn ban đầu từ East Ventures.
Trong một thử nghiệm vào 2 tháng sau đó, họ đã thu hút được 600 công ty. Rõ ràng họ đã đưa ra quyết định đúng đắn. Omise đã kiếm được 2,6 triệu USD tài trợ cho Series A từ 4 nguồn vốn mạo hiểm và ra mắt cổng thanh toán tại Thái Lan vào năm 2015.
Ngoài McDonald, Omise đã thu hút một loạt các khách hàng tên tuổi ở Thái Lan bao gồm nhà bán lẻ miễn thuế King Power, nhà mạng di động lớn thứ hai True Corp và khách sạn Minor International.
Công việc kinh doanh bùng nổ từ đó - cả về khách hàng lẫn về việc gây quỹ. Họ đã mở rộng quy mô từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sang các tập đoàn lớn. Năm 2016, Omise đã nhận được khoản đầu tư từ tập đoàn lớn nhất Thái Lan, Charoen Pokphand Group, thông qua đơn vị viễn thông True. Dấu mốc này đã mở đường cho các doanh nhân khởi nghiệp làm ăn với các công ty hàng đầu.
Cùng năm đó, Series B của Omise đã thu hút được 3 nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cũng như từ Liên ngân hàng Nhật Bản Sumitomo Mitsui Banking Corp. Công ty đã thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, tiếp theo là Singapore vào năm 2017 và nhận được thêm tài trợ từ một quỹ đầu tư mạo hiểm được hỗ trợ bởi Tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial và công ty con ở Thái Lan, Bank of Ayudhya.
Nhà chứng khoán lớn nhất Nhật Bản Nomura Holdings đầu tư vào tháng 7 năm 2019.
Omise thống trị ở Thái Lan nhờ các mối quan hệ rộng lớn nhưng tại các thị trường khác, doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều thách thức hơn. PayPal, dịch vụ cổng thanh toán lớn nhất thế giới và các đối thủ khác hiện đang dẫn đầu tại Singapore và Nhật Bản. Tại Indonesia (nơi công ty muốn mở rộng) cổng thanh toán địa phương Doku được sử dụng phổ biến nhất.
Khi công ty phải chiến đấu với những đối thủ đó, Hasegawa sử dụng vũ khí tối quan trọng nhưng không quá bí mật: Blockchain.
Blockchain gồm các khối thông tin được kết nối với nhau. Hệ thống này có thể chống giả mạo và được sử dụng để quản lý tiền điện tử như bitcoin.
Hasegawa cho biết từ lâu anh đã bị mê hoặc bởi ý tưởng về một mạng lưới tài chính phi tập trung để chuyển giao tài sản kỹ thuật số an toàn, minh bạch, nhanh chóng và rẻ giữa các cá nhân.
Mặc dù Hasegawa đã thành công trong việc xây dựng mối quan hệ với các tổ chức tài chính, anh tin chắc rằng phải có một cách tốt hơn. Anh nói: "Tôi muốn tạo ra một nền tảng trao đổi giá trị không dựa vào mạng lưới tài chính thông thường".
Năm 2015, Omise trở thành một trong những người ủng hộ đầu tiên của Ethereum. Omise đã liên kết với nhiều công ty lớn hơn như Microsoft và nhà sản xuất phụ tùng ô tô Trung Quốc Wanxiang Group để tài trợ cho Ethereum Foundation với số tiền 100.000 USD.
Hasegawa cũng duy trì hoạt động nghiên cứu blockchain nội bộ, và đã được nâng cấp thành một doanh nghiệp mới vào năm 2017. Anh gọi đó là OmiseGO.
Một trong những mục tiêu cuối cùng của Hasegawa là phá vỡ các rào cản ngăn chặn dòng tự do của tiền kỹ thuật số.
Một loạt các dịch vụ ví điện tử đang nghịch cùng khách hàng, từ Alipay của Trung Quốc đến LINEPay của Nhật Bản. Tiền được lưu trữ trong một ví không thể được chuyển sang ví khác.
OmiseGO sẽ biến điều này thành có thể nếu các nhà cung cấp dịch vụ kết nối hệ thống của họ với mạng lưới.
Công ty cũng gặp một số rào cản. Một vấn đề với Ethereum là "khả năng mở rộng". Nền tảng chỉ có thể xử lý 15 giao dịch/ giây, trong khi các công ty thẻ tín dụng lớn xử lý hàng ngàn giao dịch cùng một lúc. Để giải quyết vấn đề này, OmiseGO đang nghiên cứu một công nghệ tăng tốc giao dịch có tên plasma và họ cho rằng nó sẽ vượt mặt thẻ tín dụng.
Một thách thức khác là sự không chắc chắn của quy định.
Các nhà cung cấp dịch vụ về tài sản kỹ thuật số đã bày tỏ sự quan tâm đến OmiseGO nhưng họ không muốn tham gia khi chưa biết ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ được quy định và đánh thuế như thế nào. Các quy định có thể không chỉ ảnh hưởng đến chính Omise, với tư cách là nhà cung cấp nền tảng, mà còn có khả năng ảnh hưởng đến các khách hàng của mình.
Omise đã từng điều hành một dịch vụ trao đổi tập trung có tên GO.Exchange, trong đó một loại tài sản kỹ thuật số có thể được chuyển đổi sang loại khác. Nhưng công ty đã quyết định đóng cửa dịch vụ vào tháng 1 vì các quy định quá phức tạp và không chắc chắn.
Theo khuyến cáo từ chuyên gia, để phản ứng nhanh với thị trường hiện tại và online hóa kênh bán hàng, các doanh nghiệp nên ưu tiên xây dựng Landing page (trang đích) thay vì Website.
Một trang đích có chi phí rẻ hơn, mất ít thời gian hoàn thiện hơn đồng thời giúp doanh nghiệp, chủ cửa hàng thu hẹp tiêu điểm, từ đó giảm chi phí quảng cáo.
Cấu trúc landing page cũng linh động, gọn nhẹ, dễ thay đổi, dễ kích thích khách hàng thực hiện hành động mua hàng.
Để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, VCCORP hiện đang cung cấp gói giải pháp Smart Landing Page bao gồm:
1/ Trang hứng Landingpage giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng, tăng sự chú ý
2/ Nhân viên tư vấn tự động 24/7 Chatbot, trả lời các câu hỏi lặp lại của khách hàng
3/ Sổ tay lưu trữ thông tin khách hàng CRM, tương tác chặt chẽ hơn với khách hàng cũ, quản lý nhân viên làm việc từ xa
4/ Công cụ tiếp cận lại khách hàng cũ, gửi chương trình khuyến mãi, cá nhân hóa trên Email
BIZFLY CHUYỂN ĐỔI ONLINE - TĂNG TRƯỞNG GẤP HAI - SAY BYE COVID
Tìm hiểu ngay tại đây.
Hasegawa đi khắp thế giới để tham dự các hội nghị blockchain, một phần để quảng bá dịch vụ của mình nhưng chủ yếu là vận động hành lang thay cho ngành công nghệ.
Anh nói: "Các quy định là cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng tôi đã cảnh báo các nhà lập pháp và cơ quan quản lý không được ‘xây dựng đèn giao thông’ ở những nơi không bị ‘tắc nghẽn giao thông’ cho thấy rằng quy định quá khắt khe có thể bóp nghẹt ngành công nghiệp đầy triển vọng."
Hasegawa nói: "Hầu hết doanh thu và lợi nhuận của chúng tôi đến từ giải pháp thanh toán của mình. Nhưng chúng tôi dành ra một khoản đầu tư đáng kể cho hoạt động blockchain. Lần đặt cược này cho thấy chúng tôi tin tưởng vào công nghệ và kinh doanh lần này như thế nào."