Người nhập cư giảm mạnh, New York mất động lực quan trọng để phục hồi kinh tế

10/09/2020 10:10
Số lượng dân nhập cư trái phép tại New York đã giảm 25% trong giai đoạn 2008 và 2018.

Nền kinh tế của thành phố New York phụ thuộc vào dân nhập cư, tuy nhiên vào thời điểm mà thành phố này đang cần sự hỗ trợ của tất cả các nguồn lực có thể thì dòng người nhập cư nước ngoài lại suy giảm.

Theo một phân tích của William Frey, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Brookings , dựa trên số liệu dân số được tính toán bới Cục thống kê dân số Hoa Kỳ, tỷ lệ người nhập cư tại thành phố New York đã giảm 45% trong giai đoạn 2016 - 2019 với chỉ 34.000 người nhập cư tại thành phố vào năm ngoái so với con số 62.000 người vào năm 2016. Quan chức của thành phố này cũng như những người ủng hộ nhập cư cho rằng chính sách nhập cư siết chặt hơn của chính quyền liên bang và sự trì hoãn trong khâu xét duyệt visa trong suốt giai đoạn dịch bệnh đã làm giảm sút lượng người nhập cư.

Người nhập cư chiếm tới 45% lực lượng lao động và sở hữu hơn một nửa các doanh nghiệp, công ty của thành phố này, theo báo cáo năm 2019 của Văn phòng thị trưởng phụ trách vấn đề nhập cư của New York.

Theo Frank Donnelly, nhà quản lý thư viện dữ liệu không gian địa lý tại trường Baruch College, người nhập cư đã giúp bù trừ cho lượng cư dân rời thành phố và đi tới các khu vực khác trên nước Mỹ. Tuy nhiên, tình trạng người nhập cư từ nước ngoài giảm dần hiện nay đã tác động tới sự suy giảm dân số của thành phố này trong vòng ba năm trở lại đây.

Ông Donnelly, một người nghiên cứu dữ liệu dân cư, cũng cho biết, về mặt lịch sử thì vấn đề nhập cư trên phạm vi cả nước cũng có xu hướng suy giảm khi nền kinh tế trở nên lập bập. Tuy nhiên, từ năm 2017 cho tới 2019, "nền kinh tế là khá vững chắc, nhưng người nhập cư nước ngoài lại giảm sút với mức giảm thấp nhất trong vòng 20 năm qua".

Bitta Mostofi, cao ủy viên thuộc văn phòng thị trưởng phụ trách vấn đề nhập cư, nói rằng người nhập cư đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển kinh tế của thành phố này.

Bà nói rằng "Thành phố của chúng ta là thành phố của những người dân nhập cư. Bạn không thể nhìn vào lịch sử thành phố mà không thấy một dấu chân hay tác động của người nhập cư trong việc xây dựng nên những công ty, cơ sở hạ tầng, những giao dịch thương mại nhỏ hay văn hóa hình thành nên chúng ta".

Tổng thống Trump đã đưa ra các hạn chế đối với vấn đề nhập cư hợp pháp và phi pháp kể từ khi nhận nhiệm sở, bao gồm lệnh cấm du lịch tới nhiều quốc gia có đa số là người theo hồi giáo, giảm số lượng người tị nạn được nhập cảnh vào nước này và đưa ra quy định "gánh nặng xã hội" (public charge - một quy định nhằm cấm nhập cảnh với cá nhân nhập cư tại thời điểm nhập cư có nguy cơ trở thành "gánh nặng xã hội"), một biện pháp sẽ ngăn chặn làn sóng người nhập cư từ các nước nghèo vào Hoa Kỳ.

Làn sóng nhập cư càng bị suy giảm hơn trong giai đoạn dịch bệnh khi các quốc gia ban hành lệnh hạn chế du lịch, nhiều lãnh sự quán đóng cửa tạm thời và sự trì hoãn trong thủ tục cấp visa.

Yanki Tshering, tổng giám đốc tổ chức Business Center for New Americans, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và hướng dẫn các vấn đề tài chính đối với người nhập cư và tị nạn, cho biết bà đã nghe được những ý kiến từ bè bạn và gia đình bà tại nước ngoài rằng các biện pháp đối phó đối với dịch bệnh của Hoa Kỳ đã can ngăn nhiều người tới đất nước này.

Bà Tshering cho biết: "Điều thu hút nhiều người tới với Hoa Kỳ chính là môi trường kinh doanh của quốc gia này. Thế nhưng, hiện nay, có lẽ họ nên tìm kiếm các quốc gia khác, những nơi mà bạn không cần phải xuất hiện trên chương trình truyền hình thực tế "Shark Tank" hay kiếm được hàng triệu USD mà là nơi mà có chất lượng cuộc sống tốt hơn, đảm bảo an sinh xã hội".

Muzaffar Chishti, giám đốc văn phòng New York của Viện chính sách nhập cư, dự đoán tính kinh tế sẽ có tác động dài hạn hơn tới vấn đề nhập cư thay vì là vấn đề dịch bệnh".

Người nhập cư đã giúp thành phố này hồi phục sau những cuộc khủng hoảng trước. Sau khi thành phố này đã mất hơn một triệu dân cư trong cuộc khủng hoảng tài chính thập niên 70 thế kỷ trước, dân nhập cư trở thành lực lượng thúc đẩy sự hồi phục dân số của thành phố này trong hai thập niên tiếp theo, theo như số liệu của Sở kế hoạch New York.

Số lượng dân nhập cư trái phép tại New York đã giảm 25% trong giai đoạn 2008 và 2018. Vấn đề này là do nguyên nhân từ sự hồi phục chậm chạp của Hoa Kỳ sau cuộc khủng hoảng năm 2008, sự cải thiện về kinh tế của Mexico và việc gia tăng thực thi luật pháp dọc tuyến biên giới của hai quốc gia.

Armando Villanueva đã chuyển tới New York từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước từ tiểu bang Puebla thuộc Mexico. Với tình trạng nghèo đói ngày một gia tăng tại quê nhà, tại độ tuổi 20, Villanueva đã nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ và di chuyển tới sinh sống cùng bác của mình tại khu Queens, New York. Ông đã làm nhiều công việc có mức lương thấp trong nhiều năm trời trước khi trở thành thợ sửa ô tô và hiện đang sống tại đảo Staten (một quận của thành phố New York) với vợ và ba con (ở độ tuổi 9, 13, 20). Con trai cả của ông đang theo học ngành sinh học tại trường City College of New York.

Ông Villanueva cho biết trong một thời gian dài, đã có nhiều người từ quê nhà ông tại Mexico nhập cư vào thành phố mà họ gọi là "Puebla York". Tuy nhiên. trong hai năm trở lại đây, ông nhận thấy rằng số lượng người tới đang giảm dần. Ông tin rằng lý do quan trọng nhất của vấn đề này đó là việc những người nhập cư đã tới thành phố này trong giai đoạn 1985 - 2000 đã và đang gửi tiền về quê nhà.

Ông Villanueva cũng đang chuyển tiền về để hỗ trợ cho chị gái và bác của mình tại quê nhà, ông cho biết "Bây giờ người trẻ tại Mexico đã có đủ nguồn lực để đi học. Và điều này không phải là hiếm. Do vậy, đây có lẽ là lý do mà chúng ta không thấy nhiều người nhập cư tới thành phố này nữa".

Tham khảo Wall Street Journal

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
8 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
6 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
6 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
5 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
18 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.