Dưới đây là chia sẻ của phóng viên CNBC về những trải nghiệm khi đến Trung Quốc du lịch mà gặp ác mộng vì không thể thanh toán bằng tiền mặt.
Vài tháng trước, tôi gọi một chiếc taxi chở mình đến một khách sạn ở Bắc Kinh. Lúc thanh toán, bởi thẻ tín dụng chính thống không phổ biến và hiếm khi được chấp nhận ở đây, tôi đã đưa tiền mặt cho tài xế.
Tôi không thể nói tiếng Trung Quốc và anh ấy không thể nói tiếng Anh. Anh lắc đầu quyết liệt từ chối chỗ tiền tôi đưa và chỉ vào điện thoại của mình. Anh ấy muốn tôi thanh toán qua mã QR - một phương thức thanh toán phổ biến ở Trung Quốc.
Sau nhiều lần nói qua nói lại để giải thích với anh ấy rằng tôi đã không có WeChat Pay hay AliPay, tôi đưa tiền cho bảo vệ của khách sạn. Nhưng họ cũng không có một chút tiền mặt nào trên người để hoàn trả cho người tài xế, và sau đó anh ta đã phải sử dụng điện thoại di động của mình để trả tiền cho tài xế thông qua mã QR.
Viễn cảnh đầy bất tiện này rất phổ biến đối với những người nước ngoài như tôi đến thăm Trung Quốc - mà không chỉ xảy ra ở riêng việc đi lại. Ngay cả tại các cửa hàng của Mỹ như Starbucks và 7-Eleven - nếu bạn không thanh toán qua điện thoại, bạn sẽ trở nên vô cùng kỳ quặc.
Tôi đã đến thăm một quán Starbucks ở khu du lịch Bắc Kinh và khu phố quốc tế Sanlitun. Sau khi thấy hàng tá khách hàng đứng trước tôi trả tiền bằng chiếc điện thoại của họ, tôi hỏi nhân viên thu ngân xem cô ấy có chấp nhận tiền mặt không. Cô ta liền thở dài thành tiếng, gọi cho người quản lý, người đã mở khóa ngăn kéo quầy thanh toán và cả hai đã săn lùng để tìm số tiền trả lại chính xác. Bên trong ngăn kéo, không có dải phân cách để phân chia các loại tiền giấy một cách gọn gàng như bạn sẽ tìm thấy trong máy tính tiền ở những nơi bên ngoài Trung Quốc - mà lộn xộn như một bộ đồ chơi cờ tỷ phú bị đóng gói vội vàng.
Câu chuyện xung quanh quy trình thanh toán của Trung Quốc thường sẽ là mọi người đều sử dụng điện thoại di động bởi họ tin rằng nó vừa tiên tiến vừa tiện lợi. Mặc dù điều này chắc chắn là đúng, nhưng đừng quên rằng đối với những người không có tài khoản ngân hàng Trung Quốc như tôi thì điều đó lại ngược lại hoàn toàn. Đối với tôi, Trung Quốc là nơi thách thức nhất để đi dạo xung quanh bởi không ai muốn sử dụng tiền mặt của tôi để mua bán.
Mặc dù làm việc tại Hồng Kông và có tài khoản ngân hàng Hồng Kông, tôi vẫn không thể sử dụng AliPay hoặc WeChat Pay vì các nền tảng này thường yêu cầu tài khoản ngân hàng và số điện thoại của Trung Quốc.
Nhưng tất cả đã thay đổi trong tuần này khi AliPay, được điều hành bởi chi nhánh Ant Financial của Alibaba và WeChat Pay do Tencent hậu thuẫn, tuyên bố người nước ngoài ở Trung Quốc hiện đã có thể liên kết tài khoản với Visa và Mastercard.
Năm ngoái, có tổng cộng 141 triệu du khách nội địa đến Trung Quốc, tăng 1,2% so với một năm trước.
Alipay và các đối tác hiện có hơn 1,2 tỷ người dùng. Năm 2018, AliPay được xếp hạng là ứng dụng không phải mạng xã hội lớn nhất toàn cầu tính trên người dùng hoạt động hàng tháng, theo App Annie, một công ty phân tích.
Và ảnh hưởng của AliPay và WeChat Pay đang ngày càng tăng lên. Gần đây tôi đã bắt đầu nhận thấy cả hai phương thức thanh toán này đã xuất hiện ở một số khu vực nhất định của vùng vịnh San Francisco, nơi khách du lịch Trung Quốc thường xuyên lui tới.
Hy vọng, việc thanh toán qua di động của Trung Quốc vẫn phổ biến trong các chuyến đi tới Trung Quốc trong tương lai của tôi, bởi vì bây giờ có một xu hướng mới mà tôi đã bắt đầu thấy mà có thể đe dọa xu hướng thanh toán bằng di động: thanh ttoán bằng khuôn mặt, thông qua công nghệ nhận dạng khuôn mặt.