Người Pháp phải di chuyển trên những chuyến tàu chậm hơn, lạnh lẽo hơn trong mùa đông

05/10/2022 10:10
Để vượt qua 'cơn bão' thiếu năng lượng, cơ quan vận tải của Pháp đang giảm nhiệt độ ở các toa, bến tàu và cố gắng tiết kiệm điện.

Văn phòng trở nên lạnh lẽo hơn, thang cuốn đi chậm hơn và tốc độ tàu giảm. Đây là một số biện pháp đang được Cơ quan Giao thông Công cộng Paris (RATP) cân nhắc khi quốc gia này đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa đông tới.

Khi mâu thuẫn Nga – Ukraine khiến giá nhiên liệu ở Pháp leo thang mạnh, cơ quan này cho biết chi phí năng lượng có thể sẽ cao hơn 1/3 so với năm 2021, tức là tăng 70 triệu euro (67,5 triệu USD).

Song, làm thế nào để vượt qua "cơn bão giá năng lượng" này không phải là điều dễ dàng. Việc giảm bớt khai thác dịch vụ là điều không khả thi, thậm chí là phản tác dụng ở một thành phố ngày càng phụ thuộc vào các phương tiện công cộng. Ngoài ra, tình trạng thiếu tài xế lái tàu và trễ tàu do cơ sở hạ tầng giảm chất lượng đang gây khó khăn cho Paris.

Trong khi đó, giá vé tàu còn dự kiến tăng vào năm 2023 sau 5 năm giữ nguyên. Quy mô chính xác của tình trạng tăng giá hiện vẫn chưa được xác định chính xác nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Bởi vậy, giống như các chủ nhà và doanh nghiệp ở khắp châu Âu, RATP cũng nỗ lực làm nhiều cách để tiết kiệm năng lượng.

Phương tiện công cộng sẽ tiết kiệm được số năng lượng lớn hơn nhiều so với việc mỗi hành khách sử dụng ô tô di chuyển 1 mình. Tuy nhiên, các hệ thống của RATP, vào năm 2019 đã thực hiện 3,4 tỷ chuyến đi khắp hệ thống tàu điện ngầm đông nhất châu Âu, lại là một cỗ máy "đốt điện". Họ tiêu thụ tới 2.400 gigawatt điện hàng năm, tương đương với 1,2 triệu hộ gia đình, đủ để cung cấp toàn bộ nhu cầu năng lượng cho 1 thành phố lớn ở Pháp như Bordeaux hay Lille.

Để giảm con số đó, cơ quan này đang cân nhắc các biện pháp như hạ nhiệt độ ở các ga tàu điện ngầm và xe lửa, xe buýt, văn phòng và các trung tâm dữ liệu ở mức 19 độ. Tốc độ di chuyển của các thang cuốn và băng chuyền – cũng như các tàu, có thể sẽ giảm xuống 1 mức. RATP đang xem xét thiết lập hệ thống khử khuẩn không khí từ 100% khí trong lành trở lại mức tiêu chuẩn trước đại dịch là 80%.

Những biện pháp này có vẻ không phải là bước đi quá lớn, nhưng cơ quan này đã nỗ lực nhiều hơn để cắt giảm sử dụng năng năng lượng trong vài năm. RATP đã cam kết giảm 50% lượng khí thải carbon từ năm 2015 đến 2025 và mức tiêu thụ năng lượng giảm 20%.

Những bước đi chính được áp dụng cho đến nay bao gồm: chuyển đổi toàn bộ xe buýt sang tất cả các dòng xe ít hoặc không phát thải vào năm 2025 và lắp đèn LED tiết kiệm điện. Được áp dụng trên toàn hệ thống vào năm 2016, các đèn LED này đã giúp giảm 50% mức tiêu thụ điện tại ga tàu và trạm xe buýt. Đèn chiếu sáng cũng được nâng cấp với các mẫu tốt hơn, nhằm mục đích giảm tiêu thụ điện năng chiếu sáng thêm 15%.

Thiết bị tàu mới hơn cũng giúp ích cho kế hoạch này. Năm 2020, RATP đã cho ra mắt các đoàn tàu MP14 được trang bị hệ thống phanh tái tạo trên Line 14 hoàn toàn tự động, giảm 17% lượng điện sử dụng. Cơ quan này cho biết, đến năm 2023, các đoàn tàu với hệ thống phanh tái tạo sẽ được giới thiệu để áp dụng trên toàn hệ thống. Trong khi đó, các tài xế xe buýt và tàu điện ngầm sẽ được đào tạo để "lái xe tiết kiệm năng lượng" (hypermile), đi với tốc độ ổn định, vừa phải, tránh tăng tốc và phanh gấp nếu có thể.

Cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông xảy ra khi RATP đang gặp căng thẳng do thiếu nhân sự, khiến các dịch vụ được khai thác chậm hơn so với trước đại dịch. Đối với những người dùng tàu điện ngầm – vốn đã phải chờ đợi lâu, có thể sẽ phải đứng trong cái lạnh lâu hơn trong mùa đông này.

Tham khảo Bloomberg


Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
7 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
7 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
8 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
8 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
9 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.