Người phụ nữ 11 năm làm chè La Bằng thượng hạng, làm quà tặng APEC

12/11/2017 16:49
Cả cuộc đời gắn bó với cây chè, chứng kiến sự thăng trầm của vùng chè Thái Nguyên, bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Hợp tác xã chè La Bằng huyện Đại Từ nhận ra giá trị vững bền của việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, bà đã không ngại vất vả đi tìm tên gọi cho vùng chè quê mình. Giá cà phê tươi tăng, quả sai chi chít, nông dân Sơn La "trúng quả"Tôi là nông dân 4.0: Lão nông làm vườn bằng... iPhone 7 PlusLại thêm một loại "thần dược" Việt Nam coi là cỏ dại: Rau càng cuaLạ mà hay: 7 năm chăm đàn ”mãng xà” cực độc mà chưa bao giờ lỗ

Cuối cùng, thành quả không có gì ngọt ngào hơn, sản phẩm của HTX vinh dự là một trong 2 món quà của Thái Nguyên gửi tặng Hội nghị cấp cao APEC vừa diễn ra tại TP.Đà Nẵng.

“Ăn, ngủ” với chè

Sinh ra và lớn lên ở xứ chè, cả tuổi thơ của bà Hải đắm chìm bên những đồi chè xanh ngút ngàn, lô xô như bát úp; đắm chìm trong hương vị thơm ngát của những mẻ chè mẹ sao bên bếp lửa. “Người làm chè luôn một nắng hai sương nhưng thu nhập rất bấp bênh. Tôi nhớ mẹ tôi làm vất vả lắm mới được 1kg chè mà chỉ bán được với giá 30 đồng”, bà Hải kể.

nguoi phu nu 11 nam lam che la bang thuong hang, lam qua tang apec hinh anh 1

Bà Nguyễn Thị Hải - Giám đốc HTX chè La Bằng, người phụ nữ đã dày công "đi tìm tên" cho thương hiệu chè La Bằng và khẳng định vị thế trên thị trường. Ảnh: Anh Thơ

Bước chân lon ton theo mẹ lên đồi chè từ khi còn nhỏ, mẹ đi mua chè cũng theo, dần dần những bí quyết thử chè ngon ngấm vào đầu lúc nào không biết, hương vị của chè La Bằng, vị chát nơi đầu lưỡi khi mới uống, đọng lại vị ngọt nơi cổ họng đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ của bà. Tình yêu với cây chè cứ thế lớn dần theo năm tháng…

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, không thi đỗ đại học, bà Hải ở nhà gắn bó với đồng ruộng, đồi chè. Lập gia đình, cuộc sống của cả nhà bà cũng dựa vào cây chè. “Nhưng ngày đó, do chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sao sấy hoàn toàn bằng thủ công nên năng suất chè thấp, cuộc sống rất khó khăn”, bà Hải nhớ lại.

Để cải thiện chất lượng chè, bà tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật do địa phương tổ chức. Nhưng dù chè La Bằng có ngon đến mấy thì vẫn chưa vượt ra khỏi làng, như nhiều người làm chè khác trong vùng, bà Hải chỉ biết sao chè và mang ra chợ bán.

Đi tìm tên cho… chè

Lần đầu tiên bà cảm nhận được giá trị của một tên gọi ấy là vào khoảng năm 2001 – 2002. Lúc đó, bà và một vài hộ trồng chè tiêu biểu ở La Bằng được tham gia vào Liên hiệp Hợp tác xã chè Tân Cương – Thái Nguyên do một tổ chức phi chính phủ của Canada tài trợ hoạt động. Bà mang chè của La Bằng về hội chợ nông nghiệp ở Hà Nội, bán hàng trong gian hàng của tỉnh dưới cái tên chè của Liên hiệp Hợp tác xã chè Tân Cương, sản xuất ở La Bằng. Lúc đó, ai cũng tấm tắc khen chè ngon. Sau đó, chè Tân Cương được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, những sản phẩm chè khác không thuộc đất Tân Cương không được phép mang tên gọi này, chè La Bằng phải trở lại với cái tên của mình.

nguoi phu nu 11 nam lam che la bang thuong hang, lam qua tang apec hinh anh 2

Sản phẩm chè Bát tiên La Bằng sánh đượm, thơm ngát đặc trưng. 

Thắc mắc với thầy giáo ở lớp tập huấn IPM, bà nhận được câu trả lời: Là do đặc sản chè của quê hương bà chưa xây dựng được thương hiệu. “Lúc đó tôi rất trăn trở, tại sao chất lượng chè của quê mình không thua kém những nơi khác mà giá bán luôn thấp hơn. Phải làm thế nào để cái tên La Bằng đi vào lòng người tiêu dùng một cách tự nhiên và bền vững”, bà Hải nói.

Tâm sự với người bạn học cùng lớp, đồng thời là Chủ tịch UBND xã lúc đó, bà nhận được sự ủng hộ hết mình của lãnh đạo xã, với điều kiện, hợp tác xã mới thành lập phải do bà làm quản lý. Sau khi suy nghĩ thấu đáo, bà đồng ý, và không hề biết chặng đường gian nan đang đợi chờ mình phía trước.

Sau nhiều nỗ lực thuyết phục của bà Hải và vị lãnh đạo xã có tâm, năm 2006, Hợp tác xã Chè La Bằng cũng được thành lập với 13 thành viên, chủ yếu là đội ngũ cán bộ xã cộng với 4 nông dân, trong đó có bà Hải, mục tiêu trước mắt là xây dựng cho được thương hiệu chè La Bằng và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

“Mới ngày hôm trước, cùng búp chè ấy, thứ nước ấy, người ta thi nhau khen ngon, vậy mà dưới một cái tên mới, khách hàng trở nên thờ ơ đến lạnh lùng. Thậm chí, khi tôi giới thiệu La Bằng là một vùng chè nổi tiếng ở Thái Nguyên không kém gì Tân Cương, họ còn không tin, nghĩ La Bằng ở tận Cao Bằng”, bà Hải chia sẻ.

Mục tiêu là vậy nhưng khi bắt tay vào thực hiện, bà Hải và các thành viên HTX phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đầu tiên là làm quen với các khái niệm, các bước thực hiện. “Năm 2007, ra Cục Sở hữu trí tuệ làm thủ tục, tôi không biết bắt đầu từ đâu, phải nhờ cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên giúp đỡ, nhưng khi trình hồ sơ, cái tên La Bằng không được chấp nhận vì cái tên đó đại diện cho cả một địa danh, trong khi HTX chỉ là một nhóm hộ”, bà Hải kể.

“Sau đó, bà làm thế nào để hóa giải điều này?”, tôi hỏi – “Thú thực là chúng tôi phải lách luật một chút, chúng tôi lấy tên tiếng Anh là La Bang vì không muốn từ bỏ cái tên đã gắn bó như máu thịt mỗi người”.

Tháng 10.2008, đánh dấu thời điểm cái tên chè La Bang ra đời, cũng từ đấy, bà cùng các thành viên HTX, anh em công nhân miệt mài sản xuất, miệt mài tham gia khắp các hội chợ trong Nam ngoài Bắc để giới thiệu sản phẩm. Bà Hải nhớ lại: “Chúng tôi đóng gói thành các gói nhỏ, làm quà tặng cho những khách hàng tâm huyết với chè. Các hội chợ ở Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… chúng tôi đều có mặt, tốn kém không biết bao nhiêu mà kể vì kinh phí hầu như phải tự túc”.

Mấy năm trời ròng rã, tiền cũng đã cạn mà không thu được kết quả, sức tiêu thụ sản phẩm vẫn chậm, La Bang vẫn chìm nghỉm trên thị trường chè Việt. Năm 2009, bà Hải cảm thấy bất lực, nhiều xã viên đã nản chí, bỏ cuộc, HTX chỉ còn lại 4 thành viên. Câu hỏi: “Nên buông hay giữ?” lúc nào cũng canh cánh trong lòng.

Bà bảo: “Nếu bây giờ buông bỏ thì thành quả gây dựng từ đầu sẽ tan như bong bóng, tôi động viên mình và mọi người cố gắng thêm một năm nữa, nếu lúc đó không thành công sẽ chấp nhận thất bại”. Bà vận động thêm 4 người nữa để đảm bảo 7 thành viên, đủ điều kiện giữ lại HTX và tiếp tục cố gắng giữa bộn bề gian khó.

nguoi phu nu 11 nam lam che la bang thuong hang, lam qua tang apec hinh anh 3

Bà Nguyễn Thị Hải giới thiệu các loại sản phẩm trà độc đáo của HTX tại một hội chợ. Ảnh: Anh Thơ

Rất may, “ánh sáng cuối đường hầm” đã bắt đầu le lói khi một cơ duyên tuyệt vời đến với La Bằng, chương trình “Làng Việt” của Đài truyền hình Việt Nam chọn La Bằng là địa điểm tổ chức cuộc thi giữa 3 làng chè nổi tiếng Thái Nguyên là La Bằng, Tân Cương, Trại Cài. Cuộc thi thu hút rất đông người đến La Bằng, phát rộng rãi trên sóng truyền hình. “Sau cuộc thi đó, chè La Bằng được nhiều người biết đến, lượng đơn hàng tăng đột biến”, bà Hải vui vẻ khoe.

Bà Hải cho biết, giai đoạn gian khó nhất đã qua, muốn cái tên La Bằng mãi tồn tại trong lòng người tiêu dùng thì sản phẩm phải ngon và sạch. Bà con xã viên vốn đã quen với kiểu canh tác cũ, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc nay phải áp dụng những quy trình canh tác nghiêm ngặt, phải ghi chép nhật ký sản xuất nên ban đầu ai cũng ngại. “Mưa dầm thấm lâu, các bộ khuyến nông, lãnh đạo HTX cứ động viên, tuyên truyền, giờ thì bà con xã viên ai cũng nằm lòng các quy tắc của sản xuất an toàn” – bà Hải nói.

Món quà cho APEC

Bà Hải tự hào cho biết, sản phẩm “Đinh tâm trà” của HTX Chè La Bằng” đã trở thành một trong 2 món quà của Thái Nguyên gửi tặng Hội nghị cấp cao APEC, bà Hải vẫn nghĩ rằng điều đó “đẹp như một giấc mơ”. “Cho đến giờ tôi vẫn chưa tin có ngày chè La Bằng được đi xa đến thế” – bà Hải tâm sự.

nguoi phu nu 11 nam lam che la bang thuong hang, lam qua tang apec hinh anh 4

Cận cảnh sản phẩm trà đặc biệt đóng trong hộp tre làm quà tặng cho các đại biểu tại Hội nghị cấp cao APEC vừa diễn ra tại TP. Đà Nẵng. Ảnh: Anh Thơ

“Cơ duyên nào đưa HTX nào đến với cơ hội có một không hai này, thưa bà?”, tôi hỏi - “Để lựa chọn sản phẩm cung cấp cho APEC, Chính phủ có tổ chức hội nghị để các địa phương giới thiệu đặc sản của mình. Thái Nguyên vốn nổi tiếng với chè nên ba làng chè tiêu biểu là La Bằng, Trại Cài, Tân Cương được cử đi giới thiệu sản phẩm. Cuối cùng chè của La Bằng và Trại Cài được chọn, thật không có gì vinh dự hơn”.

Bà Hải chia sẻ, ngay từ khi đọc công văn đề nghị lựa chọn sản phẩm với các tiêu chí: đồ thủ công mỹ nghệ, thân thiện với môi trường và đã gắn bó với đời sống vật chất, tinh thần của người Việt, bà đã suy nghĩ rất nhiều. Quà tặng cho các lãnh đạo cấp cao APEC phải thể hiện được sự tinh túy của đất trời La Bằng, búp chè phải là loại tươi ngon nhất, đảm bảo an toàn cao nhất, được chế biến trên dây chuyền đảm bảo.

 “Điều làm tôi đau đầu nhất là hộp đựng sản phẩm. Suy nghĩ mãi, tôi nhận ra, cây tre từ bao đời nay đã gắn bó với người Việt, tre là thành lũy bảo vệ dân làng, tre hiện diện trong mọi ngõ ngách đời sống của người dân, vì vậy tôi quyết định chọn tre là chất liệu chính. Sau khi đặt hàng làm mẫu, ai cũng hài lòng vì sản phẩm được làm thủ công, bên ngoài rất mộc mạc nhưng cũng không kém phần tinh tế, sang trọng và cuối cùng qua nhiều vòng đánh giá, chúng tôi được chọn”, bà Hải lý giải thêm.

Bước sang tuổi 54, các con đã trưởng thành, có cháu nội, ngoại đề huề, giờ là lúc bà Hải dành trọn tâm huyết cho sản vật quê hương. Chia tay bà, tôi tin, với “giấc mơ đẹp đẽ” này, chè La Bằng sẽ còn đi xa hơn nữa.

Hiện, HTX có 12 xã viên và 40 hộ liên kết trồng chè với diện tích khoảng 20ha. Nhờ chất lượng thơm ngon, giá chè bình quân HTX bán ra thị trường là 200.000 đồng/kg. Năm 2016, HTX tiêu thụ được khoảng 10 tấn chè, con số khá ấn tượng so với một HTX còn non trẻ.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
31 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.214.236 VNĐ / tấn

192.90 JPY / kg

-0.15 %

- -0.30

Đường

SUGAR

11.975.387 VNĐ / tấn

22.06 UScents / lb

4.25 %

+ 0.90

Cacao

COCOA

190.733.633 VNĐ / tấn

7,746.00 USD / mt

-0.87 %

- -68.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

142.374.648 VNĐ / tấn

262.27 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.196.870 VNĐ / tấn

1,016.50 UScents / bu

0.32 %

+ 3.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.767.113 VNĐ / tấn

323.00 USD / ust

0.44 %

+ 1.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.251.637 VNĐ / tấn

40.99 UScents / lb

0.22 %

+ 0.09

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
5 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
10 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
10 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất