Người phụ nữ giàu có nhất châu Phi: Ngồi trên ngai vàng của một đế chế dầu khí không phải là điều dễ dàng

11/11/2022 12:49
Folorunsho Alakija đã xây dựng nên một đế chế dầu khí hùng mạnh ở Nigeria nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó.

Người phụ nữ tài hoa

Sinh ra trong một gia đình khá giả, có thể nói Folorunsho đã có một tuổi thơ êm đềm và được tận hưởng những điều tốt đẹp. Có lẽ điều này đã đặt nền móng cho một người phụ nữ có thể phấn đấu không ngừng nghỉ và duy trì được tính linh hoạt cũng như luôn luôn nâng cao kiến thức chuyên môn trong kinh doanh.

Trước khi làm về khai thác và sản xuất dầu, Folorunsho Alakija đã là một nhà quản lý và điều hành sắc sảo. Sau khi hoàn thành xong khoá học thư ký tại trường Pitman Central College, bà bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là thư ký điều hành tại Sijuade Enterprises ở Lagos.

Tiếp theo, bà trở thành thư ký điều hành của Ngân hàng Quốc gia Chicago vào thời điểm đó (sau này đã trở thành Ngân hàng FinBank được First City Monument Bank mua lại). Sự xuất sắc và tài hoa của Folorunsho đã đưa bà lên vị trí giám đốc điều hành.

Bà trở thành Giám đốc mới của Phòng Các vấn đề Doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại Quốc tế Nigeria (trước đây là Ngân hàng Quốc gia Chicago) và rồi trở thành Trợ lý Văn phòng của Bộ Ngân khố.

Sau 12 năm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, bà rời Nigeria để theo đuổi đam mê đối với ngành thiết kế thời trang tại American College ở London và Central School of Fashion. Năm 1986, Folorunsho Alakija đã được mệnh danh là Nhà thiết kế xuất sắc nhất của Nigeria.

Sau khi hoàn thành chương trình học của mình, bà trở về Nigeria và thành lập công ty Supreme Stitches, sau đó được đổi tên thành The Rose Of Sharon House of Fashion vào năm 1996. Chỉ trong vài năm, The Rose of Sharon House of Fashion đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng.

Là chủ tịch quốc gia và người được ủy thác suốt đời của Hiệp hội các nhà thiết kế thời trang Nigeria (FADAN), bà đã để lại dấu ấn không thể phai mờ, quảng bá văn hóa Nigeria thông qua thời trang và phong cách ấn tượng.

Đỉnh cao của một đế chế: Famfa Oil

Vào tháng 9 năm 1991, Folorunsho và chồng là Modupe Alakija đã chung tay thành lập một doanh nghiệp khai thác và sản xuất dầu với tham vọng Famfa Oil sẽ dẫn đầu trong số các công ty khai thác dầu khí bản địa ở Nigeria nói riêng và châu Phi nói chung.

Sau gần 2 năm hoạt động, doanh nghiệp này đã được cấp giấy phép thăm dò và khai thác dầu mỏ trong khu vực OPL 216. Đây là một mảnh đất rộng 250.000 ha, cách Lagos khoảng 350 km về phía đông nam và 110 km ngoài khơi Nigeria trong Cánh đồng Agbami của trung tâm châu thổ Niger.

Tuy đã sở hữu một mảnh đất mênh mông có triển vọng, vấn đề lớn nhất lúc bấy giờ chính là Folorunsho không biết làm thế nào để khoan dầu. Ngày nay, Nigeria là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Nhưng vào thời điểm năm 1993, niềm hy vọng cần rất nhiều tiền và sự mạo hiểm để thực hiện mà không chắc sẽ nhận lại được điều gì.

Vì vậy, vào năm 1996, Folorunsho đã ký một thỏa thuận liên doanh với Star Deep Water Petroleum Limited (một công ty con thuộc sở hữu toàn bộ của Texaco) và chỉ định công ty này làm cố vấn kỹ thuật cho việc thăm dò giấy phép, đồng thời chuyển 40% cổ phần của mình cho Star Deep.

Đến năm 2000, Star Deep khẳng định rằng Folorunsho đang “ngồi” trên 1 tỷ thùng dầu.

Những tưởng mọi thứ sẽ thuận buồm xuôi gió, bà trùm kinh doanh lại vấp phải một vấn đề không thể ngờ tới. Ngay sau khi phát hiện được 1 tỷ thùng dầu, chính phủ Nigeria thông báo rằng họ đã thu hồi khoản viện trợ cho khu vực OPL của Folorunsho. Ban đầu, chính phủ cho biết họ chỉ muốn lấy lại 50% số tiền viện trợ nhưng cuối cùng lại lấy đến 90%.

Không thể để mọi chuyện diễn ra như vậy, Folorunsho đã kiện chính phủ vì vi phạm hợp đồng và vụ kiện này đã diễn ra gay gắt suốt 12 năm. Cuối cùng, vào năm 2012, Toà án Tối cao Nigeria đã tăng thị phần của Folorunsho từ 10% lên 60%. Điều này ngay lập tức đã làm tăng giá trị tài sản ròng của bà lên hàng tỷ USD và đảm bảo cho bà vị trí là một trong những người phụ nữ da màu giàu có nhất thế giới.

Ngày nay, Famfa Oil đã phát triển thành một doanh nghiệp trị giá hàng tỷ đô la có công suất lên đến 200.000 thùng mỗi ngày.

Những thành tích ấn tượng khác

Là một doanh nhân năng động, bà nắm giữ phần lớn cổ phần và là Phó Chủ tịch của Công ty TNHH Phát triển Tài sản Dayspring, một công ty phát triển bất động sản chuyên đầu tư vào bất động sản ở Châu Phi và trên thế giới. Đó không phải là tất cả. Folorunsho Alakija còn là Phó Chủ tịch của Digital Reality Print Ltd., một doanh nghiệp in ấn đẳng cấp thế giới, có thể vươn xa khỏi bờ biển Nigeria và Châu Phi.

Vào ngày 17 tháng 7 năm 2021, Đại học Benson Idahosa, thành phố Benin đã trao bằng Tiến sĩ danh dự về Quản trị Kinh doanh cho bà. Điều này là để ghi nhận những đóng góp của cô ấy cho giới kinh doanh.

Ngoài kinh doanh, Folorunsho Alakija cũng phục vụ công chúng Nigeria với tư cách là thành viên của một số uỷ ban và cơ quan quản lý. Bà nhà một nhà hùng biên dày dạn kinh nghiệm và là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của một số trường đại học công lập ở châu Phi. Folorunsho Alakija cũng là tác giả của nhiều cuốn sách bao gồm cả cuốn tự truyện của riêng mình.

Chưa dừng lại ở đó, Folorunsho là thành viên hội đồng quản trị của Diễn đàn Doanh nghiệp Khối thịnh vượng chung vào năm 2020, bà được Forbes xếp hạng là người phụ nữ giàu nhất châu Phi với giá trị tài sản hàng tỷ USD. Tính đến năm 2015, bà được xếp hạng là người phụ nữ quyền lực thứ hai ở châu Phi cùng với Ngozi Okonjo-Iweala, người đồng hương Nigeria được xếp hạng là người phụ nữ quyền lực nhất tại thời điểm đó. Ngày nay, Folorunsho Alakija vẫn là một trong những phụ nữ giàu nhất thế giới với tài sản ròng hơn 1 tỷ USD và là người phụ nữ giàu nhất châu Phi vào năm 2022.

Nguồn: Tổng hợp

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
10 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.