Trong các loại hình đầu tư 4.0, tiền mã hóa được nhiều người quan tâm. Gần đây, xuất hiện nhiều thông tin về các dự án tiền mã hóa; trong đó có top 3 dự án tiền mã hóa thu hút sự chú ý của giới đầu tư tại VN.
Mức độ quan tâm của người Việt với tiền mã hóa
Theo khảo sát của Chainalysis, thị trường tiền mã hóa Việt Nam đã tăng trưởng 881% so với năm trước, xếp thứ nhất trên tổng số 154 quốc gia ở bảng xếp hạng “Chỉ số chấp nhận tiền mã hoá toàn cầu 2021”.
Ông Đinh Viết Hùng, Chủ tịch Quỹ đầu tư VIC Partners cho rằng, có thể hiện tại, mọi người chưa thấy blockchain được ứng dụng nhiều trong đời sống. Nhưng chỉ vài năm nữa, công nghệ này sẽ đạt được những bước tiến lớn, có khả năng định hình lại cả thế giới Internet và hướng mọi giao dịch sang nền tảng phi tập trung.
“Đây là lần đầu tiên ngành công nghệ thông tin được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường tài chính. Vì vậy, công nghệ blockchain nói chung và tiền số, NFT nói riêng sẽ có cơ hội bùng nổ trong tương lai", ông Hùng cho biết.
Việt Nam đứng đầu về chỉ số chấp nhận tiền mã hoá toàn cầu 2021 (Ảnh: Chainalysis) |
Ông Nguyễn Thế Vinh - CEO Coin98 Finance phân tích, nếu dựa vào thời gian các dự án tiền mã hóa của Việt Nam bắt đầu nhập cuộc và ghi tên trên bản đồ Crypto thế giới vào năm 2017, Việt Nam chỉ muộn hơn so với thế giới khoảng 4 năm. Như vậy, Việt Nam đang đứng ở giai đoạn đầu của xu thế công nghệ mới. Trong dài hạn 10-20 năm, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội để tối ưu lợi nhuận khi tham gia đầu tư tiền mã hóa vào thời điểm này.
Tuy nhiên, lợi dụng sự bùng nổ của tiền mã hóa đã xuất hiện những hiện tượng tiêu cực, ăn theo được cảnh báo.
Thông tin trên Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công an cho thấy, các hình thức đầu tư ngoại hối (Forex) và giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO) đều tiềm tàng rủi ro, nguy cơ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, Forex đã bị nhiều quốc gia trên thế giới cấm hoàn toàn.
Về các sàn BO đã được Bộ Công an công khai cảnh báo, nhà đầu tư nên tránh, tuyệt đối không tham gia giao dịch.
Các dấu hiệu nhận biết sàn BO (Ảnh: Cổng Thông tin Điện tử Bộ Công an) |
Điểm đáng chú ý, những sàn BO/Forex có biểu hiện kêu gọi, chiêu dụ nhà đầu tư thông qua hình thức chia hoa hồng, cấp bậc lợi nhuận phân chia theo hình kim tự tháp, đa số đều là đa cấp. Trong quá trình hoạt động, những sàn giao dịch có biểu hiện can thiệp vào quá trình giao dịch, không cho nhà đầu tư thực hiện lệnh bán hoặc mua vào thời điểm nhà đầu tư mong muốn, hoặc gây khó khăn/từ chối cho nhà đầu tư rút tiền đều là biểu hiện của sàn lừa đảo.
Thông tin đa chiều về các tiền mã hóa ngày càng dày đặc trên truyền thông và điểm chung của nhiều dự án là đều từng đứng trước nghi ngờ về tính minh bạch, khả năng ứng dụng trong đời sống xã hội, thậm chí phải nhận cáo buộc “đa cấp”, dù mỗi dự án đều cũng đã có những lối đi khác nhau.
Thực tế, ngoài những dự án có tính chất lừa đảo như BO/Forex đã được cảnh báo như dạng BO/Forex thì có nhiều loại tiền mã hóa vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù đến này Việt Nam vẫn chưa có hành lang pháp chế để quản lý tiền mã hóa.
Tiền mã hóa trong mắt giới đầu tư Việt
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đang và Bộ Tài chính đang tiến hành nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền mã hóa. Trong khi đó, trên thế giới nhiều quốc đã chấp nhân ứng dụng từng phần tiền mã hóa vào cuộc sống… Tất cả những thông tin đó càng thúc đẩy thị trường tiền mã hóa phát triển. Trên thị trường hiện có 3 dự án tiền mã hóa gây chú ý trong cộng đồng đầu tư Việt Nam.
Gần đây, dự án game NFT Axie Infinity (AXS) do người Việt sáng lập đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi giữa tháng 8/2021, AXS đã bất ngờ đạt giá trị vốn hóa hơn 4.3 tỷ USD, lọt top 35 tiền số có giá trị cao nhất thế giới, giúp ông Nguyễn Thành Trung – Nhà sáng lập dự án trở thành tỷ phú công nghệ đầu tiên của Việt Nam khi mới 29 tuổi.
Mặc dù vậy, AXS đã từng bị hoài nghi cho là có yếu tố đa cấp, Ponzi - lấy tiền người sau trả cho người trước.
“Dự án tỷ đô” AXS từng bị nghi ngờ là đa cấp (Ảnh: ICT News) |
Trên thực tế, theo cơ chế gameplay, người chơi phải thực hiện một loạt các nhiệm vụ mỗi ngày để chăm sóc và tiến hóa thú cưng (vật phẩm trong trò chơi). Người chơi sau khi đã bán thú cưng của mình cho người khác vẫn phải tiếp tục chơi như bình thường. Nếu không, thú cưng còn lại của họ sẽ không thể tự sinh sản và yếu dần theo thời gian.
Vậy người mới bắt đầu chơi, sau khi đã mua thú cưng có thể giàu lên nhờ việc mua đi bán lại cho người khác, hòng kiếm lời như NFT lan đột biến?. Tuy nhiên, điều này là không thể; họ sẽ vẫn phải tiếp tục ‘cày’, chăm sóc, phối giống để tạo ra các thế hệ thú cưng mới, mạnh mẽ hơn. Như vậy, cơ chế của Axie Infinity hoàn toàn trái ngược với đa cấp, khi hàng hóa (các thú cưng) được tạo ra, tiếp tục sinh sôi và sử dụng trong game.
Sau Axie Infinity, Coin98 vừa đạt tổng giá trị vốn hóa 1 tỷ USD trong ngày 25/8 vừa qua.
Coin98 là một hệ sinh thái DeFi (tài chính phi tập trung), được 100% đội ngũ là người Việt sáng lập năm 2017. So sánh với giá mở bán private sale (vòng bán kín) ở giai đoạn đầu, mức giá hiện tại của token C98 đã tăng tới 80 lần, đạt 4.62 USD. Khối lượng giao dịch của C98 cũng lên đến 2.3 tỷ USD/ngày.
Ít ai biết, trước khi lọt top 200 dự án tiền mã hóa có tổng giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, Coin98 cũng từng bị cộng đồng nghi ngờ là dự án lừa đảo.
Cùng chung cảnh ngộ với AXS và C98 ở giai đoạn khởi đầu chính là BitcoinDeFi vừa mới xuất hiện được 6 tháng trên thị trường. Dự án tiền mã hóa này cũng vướng phải cáo buộc không minh bạch vì có cơ chế khuyến khích tương tự AXS, khiến người dùng dễ liên tưởng tới mô hình đa cấp Ponzi.
Qua tìm hiểu về cơ chế và theo thông tin dự án này công bố về bản chất vận hành, thì mô hình của BitcoinDeFi không phải là đa cấp. Theo đó, hệ thống này giữ lại đến 80% dòng tiền ở lại trong cộng đồng và chỉ trích ra 20% để tạo ngân sách vận hành nền tảng. BitcoinDeFi đóng vai trò luân chuyển dòng tiền đến Node của các thành viên tham gia hoạt động tương hỗ tài chính ngang hàng, không có dấu hiệu trục lợi trên dòng tiền của nhà đầu tư và không tồn tại mâu thuẫn lợi ích giữa hệ thống và người tham gia. Dự án này cũng đã nhiều lần lên tiếng làm rõ tin đồn thất thiệt về việc cam kết đầu tư không rủi ro và hứa hẹn trả lợi nhuận mỗi tháng là hoàn toàn không chính xác.
Dù bản chất dòng tiền không hoạt động như mô hình Ponzi, nhưng BitcoinDeFi cũng chung cảnh ngộ cáo buộc “đa cấp” giống AXS |
Nếu AXS và Coin98 đều đã ổn định giá và gặt hái những thành tựu để hoàn toàn thoát khỏi cáo buộc đa cấp, không minh bạch, thì BitcoinDeFi vẫn là một ẩn số để cân nhắc cho cộng đồng đầu tư.
Minh Hoàng