Người Việt sợ đi vay?

05/10/2018 13:22
Theo TS. Cấn Văn Lực, tín dụng tiêu dùng ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng, đến từ dân số trẻ, dư địa tiêu dùng lớn...nhưng do chưa đủ kiến thức cũng như tâm lý sợ vay của người Việt nên đã bị kìm hãm.

Phát biểu tại buổi tập huấn kiến thức về thị trường tài chính, tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV - cho biết tín dụng tiêu dùng nước ta còn rất nhiều tiềm năng, đến từ dân số trẻ, dư địa tiêu dùng lớn đặc biệt tiêu dùng cá nhân - tương đương 66% GDP... nhưng do chưa đủ kiến thức cũng như tâm lý sợ vay của người Việt kìm hãm.

Trước hết, ông Lực đặt vấn đề: "Tín dụng tiêu dùng và tài chính tiêu dùng có gì khác nhau?".

Thực tế tín dụng tiêu dùng được dùng rộng rãi hơn trên thế giới và bao hàm cả tài chính tiêu dùng, vị này cắt nghĩa.

Trong tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam thì dư nợ tại NHTM chiếm 88% thị phần, tại sao lại lớn như vậy? Là bởi Việt Nam chưa bóc tách rõ tín dụng tiêu dùng của nước ta, ông Lực khẳng định, và đây cũng là điều mà Chính phủ muốn ở Việt Nam rạch ròi vay tiêu dùng và vay làm bất động sản.

Nói về tín dụng tiêu dùng, ông Lực cho rằng nếu chúng ta sử dụng đúng sẽ có một tác dụng tích cực vô cùng lớn đến nền kinh tế. Trong đó, vai trò của tín dụng tiêu dùng đối với dân cư giúp đáp ứng nhu cầu cá nhân và hộ gia đình tiêu dùng, đặc biệt với tầng lớp có thu nhập thấp. Đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng có tác dụng đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp, từ đó tăng hiệu quả quá trình sản xuất trao đổi phân phối tiêu dùng.

Còn đối với tổ chức tín dụng, tín dụng tiêu dùng được xem là nghiệp vụ chiếm thị phần lớn và đem lại lợi nhuận lớn cho đơn vị. Tổng thể cho nền kinh tế tín dụng tiêu dùng kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính, giảm thiểu tín dụng đen.

Trong đó, về tín dụng đen, ông Lực cho biết, tín dụng đen lãi suất cao, vi phạm pháp luật hiện chiếm đến 30-35% tổng tín dụng phi chính thức. Trong khi đó, tổng tín dụng phi chính thức hiện đang chiếm đến 20% dư nợ tín dụng toàn bộ nền kinh tế. Tuyệt đối lượng hoá tương đương 400.000-500.000 trên tổng 7 triệu tỷ đồng dư nợ, con số không quá lớn. Song, vị này nhấn mạnh, hệ lụy của nó lại vô cùng lớn.

Và tác dụng lớn như vậy, tại sao tín dụng tiêu dùng Việt Nam chưa đủ phát triển? Theo ông Lực, nguyên nhân chính yếu do chúng ta ít có hiểu biết về tín dụng tiêu dùng và văn hoá sợ đi vay. Thực tế, Việt Nam ít khi đi vay vì thấy sợ, do chúng ta chưa hiểu biết đúng nghĩa tín dụng tiêu dùng. Hiện tỷ lệ tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam khá thấp chỉ khoảng 18%, còn nếu tách vay mua nhà ra thì chỉ còn 12% đổ lại, như vậy dư địa tín dụng nước ta còn vô cùng lớn, ông Lực nói. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc đạt gần 21% và đang tăng với tỷ lệ 20%/năm. Thậm chí, nếu tính cả cho vay mua/sửa nhà tại Trung Quốc thì con số trên lên đến 75% tín dụng tiêu dùng.

Một vấn đề khác theo vị tiến sĩ này liên quan đến lãi suất tiêu dùng tại nước ta, cần đặt câu hỏi vì sao lãi suất tiêu dùng cao hơn so với lãi suất khác? Có 4 nguyên nhân chính cần hiểu rõ:

Thứ nhất, do lãi suất huy động đầu vào của các công ty tài chính cao, vì họ phải đi vay với lãi suất cao để cho vay lại; Thứ hai, cho vay tiêu dùng là tín chấp, tín chấp thì cực kỳ rủi ro; Thứ ba, bản thân nền kinh tế Việt Nam cực kỳ rủi ro, hiện dưới con mắt nhà đầu tư nước ngoài là tương đối thấp; Và cuối cùng là chi phí giao dịch Việt Nam cao quá, trong đó chiếm 10% là chi phí không chính thức ở một số doanh nghiệp (theo số liệu của VCCI).

Ngoài ra còn do các yếu tố khác như lạm phát, hiện ở mức 4% so với mức 2% tại Trung Quốc hay Mỹ...

Cũng nhấn mạnh khía cạnh lãi suất, ông Lực cho biết quan điểm ông không nên áp trần lãi suất, vì hiện hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thoả thuận lãi suất từ lâu lắm rồi. Áp trần do đó chỉ làm kìm hãm sự phát triển của hệ thống tín dụng.

Tin mới

Sự thật đằng sau loại trái cây đặc sản mọng nước, dày mình, thanh mát được rao bán chưa đến 3.000 đồng/quả
11 phút trước
Một trang facebook chuyên bán hoa quả tại Hà Nội cũng đang rao bán mặt hàng này với bao 60 quả chỉ 150.000 đồng, tương đương 2.500 đồng mỗi quả.
Chiếc Vespa mạnh nhất lịch sử ra mắt
8 phút trước
TPO - Vespa GTS 310 2025 sở hữu động cơ được đại tu với 70% linh kiện mới, khiến nó trở thành mẫu Vespa mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
Vé máy bay Tết bán chậm
26 phút trước
Còn hơn hai tháng đến Tết nhưng thị trường vé máy bay khá trầm lắng, nhiều chặng bay bận rộn mọi năm vẫn còn vé.
Chủ xe xăng yên tâm khi "thu cũ, đổi mới" qua VinFast và FGF
1 phút trước
Nhiều chủ xe tham gia chương trình “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đã chia sẻ sự hài lòng bởi quy trình định giá xe cũ chặt chẽ cùng mức giá tốt với sự tham gia “đấu giá” của ít nhất 5 salon ô tô nhiều kinh nghiệm.
Từng gây sốt với giá chỉ 220 triệu đồng, xe “hộp diêm” của Suzuki sắp có thêm bản siêu tiết kiệm xăng
5 phút trước
Mẫu xe hybrid này đang được chuẩn bị để ra mắt toàn cầu vào năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
6 giờ trước
Mặt hàng của Việt Nam đang được cả thế giới đổ xô đến tìm mua.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
2 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.