Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, cá ngừ là một loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong nhiều thực đơn của dịch vụ ăn uống, văn phòng, trường học và nhà hàng. Tuy nhiên, các biện pháp mà nhiều nước đang thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 đã gần như "giết chết" nhu cầu tiêu thụ cá ngừ trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.
Cá ngừ chiếm một phần trong các món ăn hàng ngày của một số lượng lớn những người lao động trên toàn thế giới, trong các món ăn như bánh mì kẹp, salad,… Nhiều món ăn trong số này được phục vụ tại các dịch vụ ăn uống hay nhà hàng nhưng hiện tại hầu hết các nhà kinh doanh loại hình này đang phải đóng cửa.
Do đó, các nhà phân phối phối cá ngừ đang phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn. Và mặc dù cuộc khủng hoảng do dịch bệnh corona đã dẫn đến sự gia tăng doanh số bán lẻ cá ngừ đóng hộp do mọi người mua về nhà, nhưng điều này gần như không đủ để bù đắp lại lượng sụt giảm trong hoạt động kinh doanh của dịch vụ ăn uống và thực phẩm.
Tại Châu Âu, mặc dù các nhà hàng được phép giao thực phẩm cũng như bán hàng cho khách đến mua và mang đi nhưng tình hình cũng không khả quan hơn các nơi khác, dịch vụ thực phẩm ít nhiều bị thiệt hại nặng tại thời điểm này. Ngành dịch vụ thực phẩm và ăn uống chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ đóng túi loại 1kg và 3kg cũng như các sản phẩm cá ngừ đóng hộp có trọng lượng lớn từ 800 gr – 1.705 gr hoặc hơn. Ecuador và Philippines là hai nguồn cung lớn cho phân khúc này tại thị trường EU, các thị trường xuất khẩu lớn nhất sang hai nước này trong khối là Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh. Trong khi, Các nhà chế biến Thái Lan và Philippines là hai nguồn cung chính cho thị trường Mỹ.
Nhiều nhà phân phối phụ thuộc lớn vào loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống và thực phẩm đang bị ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Ví dụ như công ty Sysco của Mỹ. Công ty này cho biết 2/3 hoạt động kinh doanh của công ty nằm trong lĩnh vực nhà hàng đã sụt giảm. Phần còn lại nằm trong các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, chính phủ/quân đội, cơ sở cải tạo, và loại hình dịch vụ cung cấp thực phẩm bên ngoài khác ít biến động hơn.
Tuy nhiên, công ty này đã chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình, trong khi đó thu hút các khách hàng của mình, những người thường không sử dụng dịch vụ mua mang đi, hay sử dụng mô hình giao hàng của bên thứ ba để phát triển mô hình kinh doanh mới của mình. Tuy nhiên, những biện pháp mà Sysco thực hiện không thể áp dụng cho các nhà phân phối nhỏ lẻ. Công ty này đang bị sụt giảm hơn 70% doanh số.
Nhu cầu thấp, nhiều doanh nghiệp đang tồn kho lớn lượng cá ngừ đóng hộp đang trì hoãn các lô hàng đã ký từ các nhà cung cấp từ Philippines, Ecuador và Thái Lan.
Lượng hàng tồn kho trên thị trường đang ở mức cao, thậm chí cả trước khi dịch bệnh corona bùng phát. Nguyên nhân là do giá cá ngừ trên thị trường thế giới cuối năm 2019 ở mức thấp đã làm các doanh nghiệp tích trữ nhiều hơn. Hiện tại, mặc dù hợp đồng đã ký nhưng do không có nhu cầu, nên nhiều lô hàng đã không được vận chuyển và trì hoãn.
Nhiều nhà phân phối đang chuyển sang cung cấp cá ngừ đóng hộp cho các nhà bán lẻ, kênh kinh doanh đang có doanh số tăng vọt trên thị trường toàn cầu do chịu tác động của cuộc khủng hoảng dịch bệnh corona.
Nhu cầu bổ sung trong ngành bán lẻ có thể giúp ngành sản xuất cá ngừ bù đắp cho lượng sụt giảm nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Nhưng sản xuất phục vụ cho dịch vụ ăn uống chiếm phần lớn sản lượng hàng tháng của họ và việc chuyển đổi nó sang kênh bán lẻ không hề dễ dàng. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ trong kênh bán lẻ không đủ lớn để có thể bù đắp 100% lượng sụt giảm từ kênh dịch vụ thực phẩm và ăn uống.
Theo các chuyên gia, các vấn đề hiện tại có thể tạo ra hiệu ứng domino trong tương lai vì hầu hết không có hoạt động sản xuất mới; và tại một thời điểm khi hàng tồn kho được xuất bán và các lô hàng được vận chuyển theo các hợp đồng đã ký, sẽ phát sinh ra vấn đề, vì đây là một vòng khép kín (toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ bị ảnh hưởng).
Theo VASEP, nhìn chung, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài, đặc biệt là đối với thị trường dịch vụ ăn uống.