Nguồn dự trữ, tích lũy bị bào mòn, triệu người khó khăn, khủng hoảngicon

Ủy ban Xã hội của Quốc hội vừa có báo cáo một số ý kiến về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 gửi các đại biểu Quốc hội.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội vừa có báo cáo một số ý kiến về việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 gửi các đại biểu Quốc hội.

 

Dịch bệnh bào mòn nguồn dự trữ, tích lũy

Ủy ban Xã hội thấy rằng: Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới người dân, người lao động. Dịch bệnh đã bào mòn nguồn dự trữ, tích lũy của người lao động, đẩy người lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khủng hoảng. Ảnh hưởng của đợt dịch đầu tiên đã bắt đầu cho thấy hậu quả nặng nề khi số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần những tháng đầu năm 2021 tăng cao.

Cụ thể, số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần 5 tháng đầu năm 2021 (399.939 người) tăng 25% so với 5 tháng đầu năm 2020 (319.202 người).

Nguồn dự trữ, tích lũy bị bào mòn, triệu người khó khăn, khủng hoảng
Tình hình lao động và việc làm 6 tháng năm 2021. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, dịch bệnh đã tác động mạnh đến chuỗi sản xuất, kinh doanh, nguồn lực về lao động, đặc biệt đã tác động nặng nề tới chiến lược và phương hướng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và nhiều tỉnh thành khác thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 dẫn đến số lượng lao động phải tạm ngừng việc rất lớn; số lượng doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động ổn định từ 5 năm trở lên phải đăng ký tạm ngừng kinh doanh có xu hướng tăng.

"Với tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường khi xuất hiện nhiều biến thể mới như hiện nay và chưa đủ nguồn vắc xin đủ tiêm để đạt miễn dịch cộng đồng, kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ còn phải chịu tác động lớn và phải mất nhiều thời gian để khôi phục", Ủy ban đánh giá.

Nguồn dự trữ, tích lũy bị bào mòn, triệu người khó khăn, khủng hoảng
Cảnh hồi sinh khu công nghiệp ở Bắc Giang giữa tâm dịch Covid-19. Ảnh: Đoàn Bổng

Còn chậm

Với Nghị quyết 42 đề xuất các gói hỗ trợ khoảng 61.580 tỷ đồng vào năm 2020, Ủy ban cho rằng: Gói hỗ trợ bằng tiền mặt chỉ thực hiện được khoảng 13.100 tỷ đồng/35.880 tỷ đồng, bằng 36,5% quy mô gói hỗ trợ. 

Còn gói hỗ trợ với quy mô 16.200 tỷ đồng cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc thông qua chính sách cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân cho 245 người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc cho 11.276 người lao động với số tiền 41,8 tỷ đồng, tương ứng với 0,26% quy mô gói hỗ trợ. 

Gói hỗ trợ thông qua chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với ước tính quy mô khoảng 6.500 tỷ đồng, đến nay đã nhận và giải quyết cho 192.503 lao động của 1.846 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số tiền trên 786 tỷ đồng, tương ứng với 12,1% quy mô gói hỗ trợ.

Như vậy, theo Ủy ban, việc thực hiện chính sách không đạt được như kỳ vọng khi ban hành chính sách, số đối tượng thụ hưởng và tỷ lệ giải ngân thấp, chậm và không kịp thời. Nhóm đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất việc làm, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không bảo đảm mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 gần như không tiếp cận được chính sách hỗ trợ trực tiếp, chỉ có 3,6% gói hỗ trợ được giải ngân cho nhóm đối tượng này …

Bên cạnh đó, một số quy định để hướng dẫn thực hiện còn cứng nhắc, chưa sát với thực tế, một số quy định rất khó thực hiện, thậm chí làm các địa phương tốn kém thời gian, nguồn lực để triển khai thực hiện. 

"Mặc dù đã được khắc phục kịp thời, song tại một số địa phương vẫn để xảy ra số ít hiện tượng lợi dụng chính sách, lập danh sách trùng, danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo không đúng tiêu chí đối tượng", Ủy ban lưu ý.

Bình luận về gói chính sách hỗ trợ đặc thù với quy mô 26.000 tỷ đồng tiếp tục được ban hành mới đây tại Nghị quyết 68, Ủy ban cho rằng: Tính đến ngày 14/7/2021, đã có 33 địa phương báo cáo Kế hoạch hỗ trợ lao động theo Nghị quyết 68. Một số tỉnh, thành phố đã có kế hoạch triển khai cụ thể và có chính sách hỗ trợ dành riêng cho lao động tự do như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu...

Tuy nhiên, theo Ủy ban, vẫn còn địa phương triển khai tương đối chậm, trong khi nhiều địa phương đã bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ COVID-19 cho người dân, thì cũng có địa phương mặc dù đã trải qua hai lần tạm dừng nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong vòng một tháng qua chưa ban hành được kế hoạch thực hiện.

Ủy ban lưu ý đối với các chính sách liên quan đến Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: Cần phải có sự thống kê, theo dõi cụ thể đối với từng trường hợp, có dự báo sớm tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tránh tình trạng việc triển khai hỗ trợ làm ảnh hưởng tới việc bảo toàn Quỹ, không bảo đảm được quyền lợi của người lao động.

Trong quá trình triển khai chính sách, Ủy ban Xã hội cho rằng cần lưu ý tới nhóm đối tượng bị cách ly y tế tại nhà theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, về cơ bản nhóm đối tượng này cũng gặp khó khăn như cách ly tập trung và trong khu vực phong tỏa. Ủy ban cho rằng cần cân nhắc thêm việc có cơ chế hỗ trợ cho các địa phương, nhất là với các địa phương không tự cân đối được ngân sách để bảo đảm mọi đối tượng đủ điều kiện đều có thể tiếp cận được gói hỗ trợ để ổn định cuộc sống.

Ủy ban xã hội đề nghị Chính phủ cân nhắc các hình thức hỗ trợ khác cho phù hợp ngoài hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt như hỗ trợ thông qua phiếu mua hàng; phiếu giảm giá đối với các mặt hàng thiết yếu, hàng Việt Nam; hỗ trợ gạo và một số thực phẩm thiết yếu cho vùng dịch từ nguồn dự trữ Quốc gia. Đồng thời, nghiên cứu có chính sách phù hợp đối với người lao động khu vực phi chính thức bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Lương Bằng

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
3 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
3 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
3 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
4 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.349.495.678 VNĐ / tấn

326.65 BRL / kg

0.20 %

+ 0.65

Thịt gà

CHICKEN

36.231.676 VNĐ / tấn

8.77 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.166.897 VNĐ / tấn

90.40 USD / lbs

0.28 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
8 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Sở Công Thương Hà Nội thông tin về doanh nghiệp làm sữa giả
1 ngày trước
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Bộ Công Thương hỏa tốc kiểm tra sau liên tiếp các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện
1 ngày trước
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
2 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.