Dầu thô nổi tiếng là loại hàng hóa ít biến động về nhu cầu - bất kể giá bán là bao nhiêu, mức tiêu thụ gần như không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, theo một "trò đùa khét tiếng" trong lĩnh vực này, cách duy nhất để hạn chế giá dầu tăng cao là: làm cho nó tăng lên cao hơn.
Nhiều chuyên gia nhận định, thế giới đã đạt gần đến điểm "tiêu diệt" nhu cầu khi các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ bắt đầu tăng trưởng chậm lại trước tình hình giá cả tăng mạnh.
Những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện trên thị trường tiêu thụ nhiên liệu và tài chính. Một báo cáo của Wall Street Journal tuần vừa qua cho biết các tài xế Mỹ đã bắt đầu hạn chế tiêu thụ xăng để thích ứng với mức giá cao nhất lịch sử - 5 USD/1 gallon.
Báo cáo trích dẫn một cuộc khảo sát hàng tuần về doanh số bán xăng cho thấy mức tiêu thụ đã tụt lại so với năm ngoái trong 14 tuần liên tiếp, với doanh số bán hàng trong tuần đầu tiên của tháng 6 giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
WSJ cũng trích dẫn các báo cáo cho rằng người dùng có xu hướng đi chung xe, ít đổ đầy bình hơn, hủy các chuyến đi hoặc làm việc ở nhà nhiều ngày hơn trong tuần nhằm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu của họ.
Đó chưa phải là tất cả. Theo John Kemp của Reuters, sự phá hủy nhu cầu cũng sắp trở nên rõ rệt khi Fed cố gắng kiềm chế lạm phát bằng việc tăng lãi suất, gây nguy cơ suy thoái. Kemp cho biết trong 12 tháng tới, mức tiêu thụ nhiên liệu diesel ở Mỹ có thể giảm từ 200.000 thùng/ngày đến 600.000 thùng/ngày do kinh tế suy thoái - là kết quả từ các biện pháp đối phó của Fed.
Trong một phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ, Chủ tịch Fed JErome Powell cho biết suy thoái "có thể xảy ra", theo FT. Ông giải thích rằng việc hạ giá cả trong khi vẫn cho thị trường vẫn phát triển mạnh mẽ là một thách thức.
"Điều này phụ thuộc vào các yếu tố mà chúng ta không kiểm soát được", Powell nói, trích dẫn cuộc khủng hoảng Ukraine góp phần đáng kể vào "cuộc biểu tình" của giá hàng hóa và việc Trung Quốc đóng cửa cũng như các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Thật vậy, dấu hiệu suy thoái kinh tế đang xuất hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới, báo hiệu thị trường dầu mỏ sắp có biến động lớn. Dữ liệu hoạt động của các nhà máy được công bố tuần trước cho thấy Mỹ, Anh, Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung euro đều đã suy yếu. Reuters cho biết các nhà sản xuất Mỹ đã đặt lượng đơn hàng mới thấp hơn mức trung bình 2 năm qua.
Rủi ro suy thoái chắc chắn là một yếu tố khiến giá dầu và nhiều loại hàng hóa giảm. Theo một nhà phân tích của Credit Suisse, nhiều dấu hiệu cho thấy "cuộc biểu tình" của giá hàng hóa sắp kết thúc. Nói với Bloomberg, Mandy Xu chỉ ra thị trường quyền chọn cho thấy dầu đang cạn kiệt tiềm năng tăng giá.
"Ngay cả những mặt hàng hạn chế nguồn cung nhất như dầu, những gì chúng ta bắt đầu thấy trên thị trường phái sinh là mọi người định giá với rủi ro thấp hơn", Xu nói. "Ngành năng lượng tăng nóng trong năm nay. Rủi ro suy thoái có nghĩa khả năng tăng trưởng tiếp trong lĩnh vực này bị hạn chế".
Tuy nhiên, phải mất một thời gian nữa trước khi lạm phát làm xói mòn nhu cầu đủ để giảm giá dầu một cách bền vững, ít nhất là theo Goldman Sachs. Trong một ghi chú công bố tuần này, ngân hàng đầu tư này cho biết nguồn cung vẫn thấp hơn nhu cầu với thị trường dầu.
Thật vậy, Cơ quan Năng lượng Quốc tế trong Báo cáo Thị trường Dầu mới nhất của mình dự báo nhu cầu dầu sẽ vượt qua mức trước đại dịch trong năm tới, đạt 101,6 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, nhu cầu này không được thúc đẩy bởi Mỹ hay châu Âu mà từ Trung Quốc và các nước không thuộc OECD khác.
Điều này có nghĩa giá dầu vẫn có thể tăng trong tương lai, mặc dù khả năng tăng mạnh hơn nữa ít có khả năng hơn, trừ khi xảy ra các sự cố bất thường, chẳng hạn sự cố làm giảm sản lượng của Libya gần đây.
Về nguồn cung, Mỹ và EU đang thảo luận về việc chấp nhận để nhiều dầu của Nga tiếp cận thị trường quốc tế hơn vì lo ngại các lệnh trừng phạt sẽ khiến giá dầu tăng thêm.
Một thỏa thuận hạt nhân với Iran - nếu đạt được - cũng sẽ cải thiện đáng kể nguồn cung dầu . Tuần này, Iran cho biết họ "nghiêm túc" trong việc đồng ý với thỏa thuận và kêu gọi Mỹ có các bước đi hiện thực hơn để 2 bên có thể đạt được "một thỏa thuận tốt, mạnh mẽ và lâu dàu", theo Bộ trưởng Ngoại giao Hossein Amir-Abdollahian.
OPEC+ không bơm thêm dầu, điều này đã trở nên rõ ràng. Các nhà sản xuất ngoài OPEC_+ cũng không đủ khả năng tăng sản lượng nhanh để có bất kỳ tác động rõ ràng và lâu dài nào đến giá cả.
Vì vậy, có thể đã đến lúc thế giới chuẩn bị cho việc đà tăng giá dầu kết thúc, nhưng điều này sẽ không diễn ra một cách nhanh chóng. Chắc chắn là như vậy.