Việc áp dụng giãn cách xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) sẽ được thực hiện trong hai tuần, cùng với 19 tỉnh thành phố khác trên toàn khu vực phía Nam. Tân Cảng Sài Gòn công ty vận hành Tân Cảng Cát Lái, TP. HCM, cho biết với khách hàng sáng nay, đợt bùng phát đã "làm gián đoạn rất nhiều" hoạt động sản xuất.
"[Điều này] đã tạo ra tác động tiêu cực đến hoạt động của cảng Tân Cảng Cát Lái và gây ra nguy cơ tồn đọng cao, do việc đón hoặc giải phóng container nhập khẩu chậm", phía công ty này giải thích.
Công ty đã kêu gọi các hãng vận tải và chủ hàng "xúc tiến" việc tiếp nhận các container nhập khẩu để giảm ùn tắc bãi và giúp Cát Lái "tiếp nhận và xử lý các chuyến tàu sắp tới". Họ cũng cảnh báo về khả năng vận tải bị suy giảm giữa Cát Lái và Cái Mép, khu liên hợp cảng biển nước sâu gần đó ở Vũng Tàu.
Thật vậy, theo Seko Logistics, các tài xế đi lại giữa các tỉnh cần phải xuất trình kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính trong vòng từ ba đến bảy ngày. Maersk cho biết, thời gian giới hạn đối với hàng hóa tại Cái Mép đã được cắt giảm xuống còn 72 giờ. Điều này đang làm giảm công suất xe tải có sẵn.
Seko cho biết thêm, tình hình sản xuất ở TP.HCM, Bình Dương và Long An đang trở nên khó khăn hơn, với các trường hợp Covid-19 tiếp tục tăng tại các nhà máy và khu công nghiệp. Đại diện Seko cho biết: "Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với các ngành sản xuất thâm dụng lao động, chẳng hạn như giày dép và hàng may mặc. Các nhà máy chỉ có thể mở cửa khi họ có một lực lượng lao động có kế hoạch ở lại và làm việc trong nhà máy."
Hamza Harti, Giám đốc điều hành Việt Nam của 3PL FM Logistic, cho biết lượng hàng dự trữ ngày càng tăng và không gian kho bãi sẵn có đang "rất khan hiếm tại các khu công nghiệp quan trọng nhất".
Ông nói thêm rằng chỉ thị giãn cách xã hội mới nhất đã gây ra "sự khan hiếm nguồn nhân lực trong một số trường hợp", vì các kho hàng phải giữ nhân viên ở lại tại chỗ hoặc cung cấp chỗ ở gần đó cho họ.
Jan Segers, Giám đốc quốc gia Việt Nam tại Noatum Logistics, xác nhận nhu cầu với các kho hàng đang "bùng nổ", nhưng ông tin rằng, điều này, cũng như sự tắc nghẽn tại cảng là do các chủ hàng chờ đợi giá cước thấp hơn, chứ không phải do sự bùng phát của Covid-19.
Ông nói với The Loadstar : "Không có tình trạng tắc nghẽn cảng ở Việt Nam do các hạn chế của Covid-19", lưu ý thêm rằng tất cả nhân viên cảng đều đã được tiêm phòng hoặc kiểm soát chặt chẽ về việc di chuyển và kiểm tra.
"Vấn đề chính là các tàu bị chậm chuyến do tắc nghẽn tại các cảng trước. Ví dụ, hàng hóa thường bị trì hoãn do tắc nghẽn tại các cảng trung chuyển như Singapore, hoặc tại các trung tâm của Trung Quốc. Ngoài ra nguyên nhân còn đến từ việc thiếu không gian và thiết bị. Các chủ hàng đang chờ đợi mức giá thấp hơn, nhưng tôi không tin rằng hiện tượng sẽ tiếp tục trong những tháng tới', ông Segers nói.