*Bài viết thể hiện quan điểm của Zhang Jun. Ông là Trưởng khoa Kinh tế tại Đại học Phục Đán, và là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc - viện nghiên cứu tư vấn chính sách tại Thượng Hải.
Theo dự báo của các nhà kinh tế, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm chỉ còn hơn 6% trong năm nay và có thể sẽ không thể tăng thêm trong tương lai gần. Trên thực tế, các nhà bình luận về kinh tế thường đồng tình rằng kinh tế Trung Quốc trong năm 2019 - hiện đang ở mức tồi tệ nhất trong 30 năm, có thể là diễn biến khả quan nhất trong ít nhất là 1 thập kỷ. Điều mà giới chuyên gia dường như không thể đồng ý đó việc Trung Quốc tỏ ra lo ngại như thế nào, hoặc các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để cải thiện triển vọng tăng trưởng.
Những người mang quan điểm lạc quan chỉ ra rằng, với quy mô hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc, thậm chí mức tăng trưởng GDP hàng năm là 6% là đủ lớn hơn cả đà phát triển 2 con số ở 25 năm trước. Ý kiến bi quan cho rằng điều đó có thể đúng, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP chậm chạp lại cản trở tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Đây là tin xấu đối với một quốc gia có nguy cơ sa lầy trong bẫy thu nhập trung bình, và còn làm trầm trọng hơn những rủi ro tài chính gây ra bởi nợ doanh nghiệp và chính quyền địa phương đang ở mức cao.
Dù là quan điểm nào, thì có một điều không ai có thể chối cãi, đó là sự không nhất quán về chính sách và những sai lầm trong quản lý là một trong những nguyên nhân sâu sắc dẫn đến tình trạng trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc. Vấn đề nằm ở tiến trình chậm chạp của việc thực hiện cải cách cơ cấu. Tăng trưởng dài hạn phụ thuộc vào quyền lực nhà nước, tăng cường thị trường hoá và mở cửa nền kinh tế mạnh mẽ hơn, cho phép khu vực tư nhân tiếp cận nhiều hơn với thị trường tài chính và những yếu tố sản xuất khác.
Việc chính phủ Trung Quốc thay đổi định hướng đối với nền kinh tế có thể ngay lập tức gây ra những tác hại và thường là như vậy. Có thể thấy, trường hợp CPI của Trung Quốc tăng lên, do giá thịt lợn nhảy vọt, là bởi chính quyền địa phương quyết định đóng cửa các trang trại nuôi lợn nhỏ do vi phạm quy định về môi trường trong vài năm qua, theo báo cáo của cựu phát ngôn viên của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.
Vào những năm gần đây, các quy định về bảo vệ môi trường và chất lượng không khí đã gây tổn hại cho rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là những công ty sản xuất vừa và nhỏ - vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự năng động về kinh tế trong tương lai của quốc gia này. Dĩ nhiên, bảo vệ môi trường là điều quan trọng, nhất là khi nói đến sức khoẻ cộng động và những thay đổi về thể chế do chính phủ đưa ra nhằm cải thiện chất lượng không khí. Tuy nhiên, hướng tiếp cận từ trên xuống của chính phủ - áp đặt nhiều chỉ số cứng nhắc đối với chính quyền địa phương, là một công cụ kém phần tinh tế, có thể khiến nỗ lực khuyến khích tăng trưởng của chính quyền địa phương bị suy yếu.
Trong quá khứ, phần lớn thành công của Trung Quốc là nhờ sự thử nghiệm và cạnh tranh ở địa phương, được thúc đẩy bởi lời hứa hẹn về việc thăng chức dành cho những quan chức lãnh đạo các khu vực có nhiều thành quả nhất. Hiện tại, các quan chức địa phương sẽ được trao thưởng "hoành tráng" hơn nếu đáp ứng được các tiêu chí về môi trường, thay vì mục tiêu tăng trưởng. Và kết quả chính là điều chúng ta đã chứng kiến.
Những hậu quả ngắn hạn của việc Trung Quốc can thiệp quá sâu cũng thấy trong lĩnh vực tài chính. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chính phủ nước này đã thúc giục các ngân hàng tăng cường cho vay và các công ty "ôm" khoản nợ lớn, để bù đắp cho những tác động từ bên ngoài. Trong khi động thái này giữ cho các động cơ tăng trưởng tiếp tục được thúc đẩy, thì nó còn khiến rủi ro tài chính tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, năm 2016, chính phủ nước này đã thay đổi quan điểm. Ngay cả khi PBOC giữ chính sách trung lập, thì các ngân hàng vẫn được yêu cầu giảm dư nợ và tín dụng, quy mô lớn của hệ thống ngân hàng ngầm cũng giảm đáng kể. Cách tiếp cận mạnh mẽ này đã khiến bảng cân đối kế toán của một số doanh nghiệp sụt giảm, làm tăng nguy cơ khủng hoảng nợ. Ngoài ra, động thái trên cũng đẩy dòng vốn chảy ra ngoài và làm suy yếu đầu tư tư nhân, trong đó có bất động sản, theo đó cũng kéo tụt GDP danh nghĩa. Bởi vậy, tỷ lệ cung tiền/GDP của Trung Quốc không giảm.
Ngoài những trở ngại cho tăng trưởng xuất phát từ việc chính phủ theo đuổi các mục tiêu, còn có một rào cản khác là những mục tiêu đó thay đổi nhanh, bất ngờ và thường xuyên như thế nào. Điều này ảnh hưởng xấu tới kỳ vọng của các nhà đầu tư và tạo tác động tiêu cực tới tâm lý thị trường. Các công ty không chỉ do dự khi đầu tư, mà nhiều trong số đó còn cắt giảm nhân sự. Trong những năm gần đây, việc sa thải đã trở thành điều khó tránh khỏi ngay cả đối với những công ty internet lớn của Trung Quốc.
Không phải là mở đường cho tiến trình cải cách cơ cấu, sự can thiệp quá mức từ trên xuống của chính phủ Trung Quốc đang gây mất cân bằng cấu trúc. Những yêu cầu được đưa ra thiếu kiểm soát và bất ngờ khiến nhiều doanh nghiệp bị tổn hại, nhưng công ty tư nhân là nhóm phải gánh chịu nhiều nhất. Cuối cùng, các doanh nghiệp nhà nước lại được hưởng sự bảo vệ mạnh mẽ, giúp họ có nhiều khả năng "sống sót" hơn dù hoạt động thiếu hiệu quả.
Giống như một vị phụ huynh bao bọc con mình quá mức, chính phủ Trung Quốc cũng nên nới lỏng hơn. Đó là một cách tiếp cận thường thấy về quản lý kinh tế vĩ mô mang theo một số rủi ro. Các công ty có thể quyết định "ôm" nhiều nợ, các ngân hàng có thể cung cấp quá nhiều hoặc quá ít tín dụng. Tuy nhiên, những biến động theo sau hầu hết có thể chỉ là tạm thời.
Về lâu dài, cách tiếp cận này sẽ củng cố niềm tin của nhà đầu tư và thị trường, tạo điều kiện cho các công ty năng động nhất phát triển và hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng ổn định - điều cần thiết để Trung Quốc trở thành một quốc gia có thu nhập cao vào giữ thế kỷ này. Để có thể đạt được mục tiêu ấy, chính quyền trung ương có thể phải giảm sự can thiệp, tạo con đường riêng cho họ.
Tham khảo Project Syndicate