Nguyễn Tử Quảng: “Làm smartphone giống như bán phở, không sản xuất bánh nhưng phải nắm bí kíp gia truyền”

16/11/2018 08:54
Trước hàng loạt câu hỏi Bphone có tỷ lệ nội địa hóa là bao nhiêu? giá trị nằm ở đâu? CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cho rằng điều này cũng giống như câu chuyện bán phở, họ cũng mua phở, hành… nhưng để ngon hay không là bí kíp gia truyền đó chính là giá trị gia tăng.

Tại Hội thảo Đổi mới sáng tạo Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ TT&TT phối hợp tổ chức ngày 14/11/2018, có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho CEO Nguyễn Tử Quảng xung quanh việc sản xuất chiếc Bphone. Một khách mời đặt câu hỏi cho CEO Bkav: “Tôi thấy anh bán Bphone cỡ khoảng 7 triệu. Trong khi đó, phần thiết bị, linh kiện anh nói là nhập hoàn toàn của nước ngoài: Mỹ, Nhật với Hàn. Liệu Bkav có làm được linh kiện không? Giá trị của Việt Nam là gì trong chiếc smartphone đó?”. Thực tế sau khi Bkav bắt đầu đưa ra sản phẩm smartphone đã có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Không chỉ có Bkav, mới đây VinFast đưa ra 3 mẫu xe ô tô và có nhiều câu hỏi tương tự được đặt ra.

Trả lời các câu hỏi đó,, ông Nguyễn Tử Quảng chọn ví dụ rất hình tượng. “Câu chuyện này giống như Apple, Samsung hiện nay, họ cũng sử dụng linh kiện của các công ty trên thế giới. Ví dụ như tụ điện, điện trở thì nổi tiếng nhất là Nhật Bản là công ty Murata mà chúng tôi làm việc, họ có hàng trăm năm kinh nghiệm về những thứ đó và họ cung cấp cho cả thế giới, cung cấp cho Apple, cung cấp cho Samsung, cung cấp cho các công ty Trung Quốc và cho Bkav. Vậy thì gia tăng trong trường hợp đó giống như câu chuyện quán phở. Quán phở đông khách phụ thuộc vào bí quyết gia truyền. Thông thường quán phở này sẽ không sản xuất bánh phở, thịt, quẩy, hành… giống như chúng ta mua về dùng. Nhưng rõ ràng họ có thể làm ngon và có đông khách còn chúng ta thì chưa chắc. Và sản xuất smartphone cũng như vậy đó chính là giá trị của nhà sản xuất smartphone”.

CEO Bkav phân tích tiếp, phần lớn giá trị gia tăng của chiếc smartphone nằm ở các khâu nghiên cứu, ý tưởng, thiết kế, marketing, bán hàng, hậu mãi… còn phần linh kiện, phần gia công có giá trị gia tăng rất là thấp. Chiến lược của các công ty làm về linh kiện, về nguyên vật liệu là họ sẽ cung cấp cho tất cả nhà sản xuất.

Vậy câu hỏi Bkav có làm được linh kiện không? Và nếu làm được thì bao giờ làm được? CEO Nguyễn Tử Quảng khẳng định là không nên làm. Bởi vì là có những công ty họ cung cấp chip nổi tiếng chất lượng tốt như Qualcomm cung cấp cho tất cả mọi hãng smartphone, trừ Apple. Vì vậy, chúng ta không cần phải làm việc đó vì Qualcomm làm rất tốt, nếu chúng ta có làm cũng không thể bằng Qualcomm. Hay cái tụ điện, điện trở, doanh nghiệp ở Nhật Bản làm hàng trăm năm nay với giá rất rẻ cung cấp cho cả thế giới. Do vậy, chúng ta không nên cạnh tranh bằng việc sản xuất linh kiện kiểu này.

Nguyễn Tử Quảng: “Làm smartphone giống như bán phở, không sản xuất bánh nhưng phải nắm bí kíp gia truyền” - Ảnh 1.

Bkav đưa ra mô hình chuỗi giá trị của Bphone, trong đó gia công nằm ở phần thấp nhất.

CEO Nguyễn Tử Quảng cho rằng, câu chuyện quan trọng nhất đối với việc sản xuất các sản phẩm công nghệ đó là làm chủ công nghệ. CEO Bkav đưa ra ví dụ chuyện làm chủ công nghệ của các hãng smartphone Trung Quốc tại chính thị trường này. Năm 2012 Samsung đang có thị phần số một tại Trung Quốc, nhưng đến năm 2018 thì Samsung chỉ còn chiếm chưa đến 1% ở thị trường này. Sở dĩ như vậy bởi những công ty nội địa của Trung Quốc đã có thể làm chủ công nghệ, sở hữu công nghệ để làm ra những sản phẩm có thể cạnh tranh. Câu chuyện này cũng có thể lặp lại với nhà sản xuất khác. Thị trường smartphone rất khắc nghiệt, có những công ty hôm trước còn đang rất lớn, hôm sau có thể biến khỏi thị trường. Có ai nghĩ rằng người khổng lồ Nokia đã không còn được nhắc đến và nếu không thay đổi, sáng tạo thì Samsung biết đâu được cũng có ngày như vậy.

Nguyễn Tử Quảng: “Làm smartphone giống như bán phở, không sản xuất bánh nhưng phải nắm bí kíp gia truyền” - Ảnh 2.
"Đối với chúng tôi, Bkav vẫn thực sự mong muốn có thể góp phần xây dựng ngành sản xuất smartphone tại Việt Nam. Chúng tôi có kế hoạch cụ thể là đến năm 2023 Bkav có thể giành 34.7% thị phần smartphone Việt Nam và tương đương với doanh thu là 2 tỷ USD. Từ đó, có thị trường nội địa thì chúng tôi sẽ phát triển ra thị trường thế giới. Giống như Samsung đã đi khắp mọi nơi trên thế giới và tạo ra hình ảnh của đất nước Hàn Quốc, tạo ra thu nhập cho Hàn Quốc, chúng tôi rất là mong muốn làm được như vậy với sản phẩm công nghệ của Việt Nam", ông Nguyễn Tử Quảng nói.



Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
17 phút trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
14 phút trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
13 phút trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
2 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
3 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.