Các TCTD nhận định tình hình lao động và việc làm trong ngành Ngân hàng tiếp tục chuyển biến tích cực với 56,84% TCTD cho biết đã tuyển thêm lao động trong quý III/2018, cao hơn tỷ lệ 46% ghi nhận tại kỳ trước. Tuy nhiên, vẫn có 26,6% TCTD nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại và 61,46% TCTD dự kiến tiếp tục tuyển thêm lao động trong quý IV/2018.
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành tài chính ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người và đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành Ngân hàng khoảng 300.000 người.Các TCTD nhận định tình hình lao động và việc làm trong ngành Ngân hàng tiếp tục chuyển biến tích cực với 56,84% TCTD cho biết đã tuyển thêm lao động trong quý III/2018, cao hơn tỷ lệ 46% ghi nhận tại kỳ trước. Tuy nhiên, vẫn có 26,6% TCTD nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại và 61,46% TCTD dự kiến tiếp tục tuyển thêm lao động trong quý IV/2018.
Sẽ có nhiều công việc giản đơn được thay thế bằng robot |
Nhiều năm nay, các ngân hàng vẫn loay hoay với bài toán nhân sự: thừa thì vẫn thừa, mà thiếu vẫn thiếu, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước thềm CMCN 4.0. Với CMCN 4.0, chuyên gia cho rằng các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng và đào tạo lại để đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành Ngân hàng có đủ trình độ vận hành, làm chủ công nghệ mới. Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu áp lực lớn hơn với việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đối mặt với nguy cơ dịch “chảy máu” chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao sang các TCTD nước ngoài.
Thị trường lao động trong ngành Ngân hàng sẽ thay đổi theo hướng giảm giao dịch viên, giao dịch chi nhánh… và gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi cả chuyên môn nghiệp vụ tài chính, ngân hàng và CNTT. Nhân sự chất lượng cao là một thách thức đối với không chỉ ngành Ngân hàng mà cả những ngành khác khi robot, công nghệ dần chiếm ưu thế hơn con người.
Đơn cử như trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng được hoàn thiện, thậm chí về một số mặt có thể thông minh và chính xác hơn con người. Nhà băng có thể ứng dụng AI trong việc quản lý danh mục rủi ro, quản lý khách hàng, cơ sở dữ liệu. Với khả năng tự học hỏi và thích nghi, tiềm năng của AI là không giới hạn trong các ứng dụng. “Các robot tiên tiến tích hợp trí thông minh nhân tạo không chỉ dừng lại ở những công việc thủ công, chân tay, như thay thế con người trong lĩnh vực công việc giản đơn, lặp đi lặp lại mà hoàn toàn có thể thay thế nhân viên ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng”, ThS. Phạm Anh Tuấn, Uỷ viên HĐQT Vietcombank chia sẻ.
“Các nền kinh tế trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan đã chuẩn bị lực lượng chất lượng cao trong khi ở Việt Nam nguồn nhân lực phân khúc này vẫn còn hạn chế. Theo khảo sát của IDG, tại Việt Nam nhân lực sẵn sàng cho công nghệ số chưa cao, các chương trình đào tạo đại học thay đổi rất chậm so với xu thế. Trong khi đó, nhiều trường đại học tại Mỹ đã đưa các giáo trình về trí tuệ nhân tạo, học máy (machine learning) vào giảng dạy MBA”, một chuyên gia cho hay.
Khoảng cách về khả năng kỹ thuật số sẽ chỉ ngày càng rộng thêm và ngân hàng nào không thể bắt kịp với xu hướng sẽ bị bỏ lại sau lưng. Bởi thế, việc đào tạo, quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao cần được thực hiện trong toàn hệ thống tài chính - ngân hàng, đảm bảo đủ khả năng ứng dụng CNTT, phương thức làm việc tiên tiến trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng.
TS. Nguyễn Thị Kim Thanh - Phó Tổng thư ký Hiệp Hội Quỹ Tín dụng nhân dân nhận thấy, trên thực tế NHNN cũng như các TCTD đã rất quan tâm, chú trọng tăng cường cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CNTT thông qua các chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và đã đáp ứng cơ bản được nguồn lực CNTT cho hoạt động của ngành Ngân hàng thời gian qua.
Tuy nhiên, bà Thanh cũng cho rằng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao còn ít so với nhu cầu của ngành, nhất là đội ngũ chuyên gia làm công tác an ninh thông tin. Chính sự thiếu hụt này dẫn đến công tác phát triển ứng dụng CNTT cũng như quản lý, kiểm soát an toàn bảo mật không tương xứng với nhu cầu hoạt động của ngân hàng, không đảm bảo an toàn bảo mật, dễ rơi vào tình trạng lúng túng, bị động trước những cuộc tấn công quy mô lớn, có tổ chức của tội phạm công nghệ cao.
CEO một NHTMCP chia sẻ, cần có hệ sinh thái phù hợp, đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh CMCN 4.0. Các chương trình giảng dạy cần thay đổi nhiều hơn để sẵn sàng cho nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của ngành Ngân hàng, tránh việc chảy máu chất xám. Cũng cần chú trọng tới đào tạo liên ngành từ trong trường đại học như: CNTT trong tài chính - ngân hàng, phân tích kinh doanh, công nghệ tài chính…
Theo đó, các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng... cần được nghiên cứu chỉnh sửa hợp lý nhằm thu hút được nhân tài phục vụ lâu dài cho ngành Ngân hàng, không những là công việc trước mắt mà nó có ý nghĩa lâu dài trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngân hàng. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là trình độ nghiệp vụ ngân hàng mà đi liền với đó là kỹ năng vận hành công nghệ số, tính tuân thủ về quy trình vận hành cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trường CNTT.