Nhà băng nào có thị phần tín dụng tăng mạnh nhất trong 5 năm qua?

23/02/2021 09:57
Các ngân hàng quốc doanh đã mất 142 điểm cơ bản thị phần tín dụng trong 5 năm qua và Vietcombank là một ngoại lệ, với mức tăng 64 điểm cơ bản. Trong khi đó, thị phần của một số ngân hàng tư nhân lớn tăng mạnh.

Nhóm ngân hàng quốc doanh đang để mất thị phần cho các ngân hàng tư nhân lớn

Theo báo cáo phân tích ngành ngân hàng của chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường tín dụng đã chứng kiến nhiều thay đổi trong 5 năm qua. Đa phần các ngân hàng quốc doanh tăng trưởng tín dụng thấp hơn ngành trong khi các ngân hàng tư nhân duy trì tăng trưởng cao. 

26 ngân hàng niêm yết tính đến năm 2020 đã tăng tổng thị phần tín dụng từ 65,4% cuối năm 2015 lên 71,3% năm 2020. Khi tính cả Agribank - một trong hai bên cho vay lớn nhất thị trường, 27 ngân hàng này chiếm 84,5% tổng thị phần tín dụng năm 2020. Tuy nhiên, phần lớn thị phần gia tăng những năm qua thuộc về các ngân hàng thương mại tư nhân, trong khi thị phần tín dụng của các ngân hàng quốc doanh bị thu hẹp. 

Thị trường tín dụng có thể được chia thành các nhóm, lần lượt là nhóm ngân hàng quốc doanh, nhóm ngân hàng tư nhân nắm giữ trên 2% thị phần và nhóm còn lại có thị phần tín dụng trên 1% 

Nhà băng nào có thị phần tín dụng tăng mạnh nhất trong 5 năm qua? - Ảnh 1.

Trong số bốn nhà cho vay lớn nhất, áp lực về vốn có sự khác biệt. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm của nhóm này dao động từ 11,7% đến 16,2%. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng duy nhất đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn trung bình toàn ngành (16,2% so với 14,6%). VietinBank thì bị hạn chế bởi nền tảng vốn mỏng, tỷ lệ đòn bẩy cao, hiệu quả thấp và không đủ dư địa để pha loãng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. Agribank cũng bị mất thị phần tín dụng và BIDV cũng đã chứng kiến tăng trưởng tín dụng chậm lại những năm gần đây, khi tác động tích cực từ đợt phát hành riêng lẻ giảm dần. 

Nhìn chung, các ngân hàng quốc doanh đã mất 142 điểm cơ bản thị phần tín dụng trong 5 năm qua và Vietcombank là một ngoại lệ, với mức tăng 64 điểm cơ bản. 

Đối với các ngân hàng tư nhân nắm giữ trên 2% thị phần tín dụng (Sacombank, MB, Techcombank, VPBank, SHB, ACB), triển vọng là khác nhau giữa các ngân hàng trong nhóm. Nhóm này đã tăng 3,5% thị phần tín dụng kể từ cuối năm 2015. 

Trong đó, MBB đứng đầu với mức tăng 90 điểm cơ bản. Mức tăng của Techcombank và VPBank lần lượt là 86 và 78 điểm cơ bản, trong khi ACB chỉ cải thiện thị phần thêm 39 điểm cơ bản. Bốn ngân hàng này cũng vượt trội hơn các ngân hàng khác trong nhóm về giá trị vốn hóa thị trường. 

Techcombank, MBB và VPBank là những công ty có tốc độ tăng trưởng tín dụng kép hàng năm trên 20%, với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng này thuộc hàng đầu.

Sacombank là ngân hàng duy nhất đánh mất thị phần tín dụng ( giảm 2 điểm cơ bản) với tăng trưởng bình quân 5 năm ở mức thấp là 14,5% do quá trình xử lý tài sản xấu tồn đọng. SHB tăng trưởng tín dụng bình quân 18,8% mỗi năm.

Đối với nhóm ngân hàng còn lại (có thị phần dưới 2%), hầu hết có tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ tăng trưởng của nhóm này cao là do nền dư nợ tín dụng thấp, khi tổng thị phần của 6 ngân hàng này chỉ xấp xỉ Vietcombank. 

Bức tranh thị phần tín dụng trong tương lai sẽ như thế nào?

VDSC cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Do đó, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 6-8% trong những năm tới như dự phóng, ước tính tăng trưởng tín dụng của ngành sẽ ở mức hai con số. Cho năm 2021, dự báo tăng trưởng tín dụng 11,4% -14,7%, trung bình là 13,1%. 

Các ngân hàng tư nhân lớn, bao gồm Techcombank, MBB, VPBank, ACB dự kiến sẽ duy trì xu hướng tăng trưởng của họ, đạt trên mức trung bình của ngành. Trong đó, ACB sẽ duy trì hoạt động cho vay cốt lõi vốn là điểm mạnh của mình, trong khi trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng tín dụng của Techcombank. 

Nhóm ngân hàng quốc doanh (ngoại trừ Vietcombank) được dự báo sẽ vẫn bị áp lực về yêu cầu vốn. Với ROE cao, chi phí huy động thấp và dư địa để pha loãng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, chúng tôi cho rằng Vietcombank có nhiều lựa chọn để duy trì hoặc cải thiện hệ số CAR và duy trì mức chênh lệch dương với tăng trưởng tín dụng của ngành. Việc phát hành riêng lẻ đang trong quá trình sẽ giúp củng cố bộ đệm vốn của Vietcombank. 

Về VietinBank, dự báo sự cải thiện về chất lượng tài sản sẽ dẫn đến cải thiện NIM và ROE. Điều này sẽ giảm áp lực lên CAR. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phần là quan trọng để có thể đạt tăng trưởng tín dụng hai con số trong những năm tới. 

Nhìn chung, việc tăng vốn và nâng cao hiệu quả là cần thiết đối với các ngân hàng quốc doanh. Mặc dù vậy, VDSC cho rằng thị phần tín dụng của các ngân hàng này trong ngắn hạn sẽ duy trì xu hướng giảm do thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng cao. 

Nhóm phân tích cũng kì vọng sẽ có sự thay đổi về thứ hạng thị phần tín dụng khi các ngân hàng lớn thuộc nhóm thứ hai (Techcombank, VPBank, MBB, ACB) mở rộng với tốc độ nhanh và có bộ đệm tốt hơn để duy trì đà tăng so với các ngân hàng so sánh. 

"Trong đó, Techcombank là lựa chọn hàng đầu và giữ quan điểm tích cực về Vietcombank và ACB trong thời điểm không chắc chắn này", VDSC nhận định. 

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.