Nhà đầu tư nước ngoài muốn góp sức làm đường cao tốc

16/08/2021 10:50
Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu phải hoàn thành thêm khoảng 4.000 km đường cao tốc đến năm 2030, gấp gần 4 lần số km đường cao tốc nước ta hiện có, là thách thức lớn. Tập đoàn Đèo Cả đã có đề xuất mang tính đột phá cho vấn đề này.

Theo lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả, bên cạnh quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, cần có thêm các giải pháp đột phá về nhân lực, tài chính, tháo gỡ cơ chế… nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện các dự án là khâu then chốt.

"Phải huy động các nguồn lực cả trong và ngoài nước"

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với mục tiêu "đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc". Nội dung kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp về thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 nhấn mạnh: "Với nhiệm vụ được giao, ngân sách nhà nước cân đối tối đa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn. Do vậy, phải huy động tất cả các nguồn lực khác, cả trong và ngoài nước. Vốn ngân sách trung ương chỉ mang tính khơi nguồn, vốn xã hội hóa là quyết định; đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) là chính".

Nhà đầu tư nước ngoài muốn góp sức làm đường cao tốc - Ảnh 1.

Phương án thiết kế hầm Bản Giốc thuộc dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Thực tế, để thực hiện mục tiêu, ngoài phần vốn ngân sách nhà nước, Chính phủ cần có giải pháp huy động nguồn lực xã hội. Nếu chỉ trông chờ vào ngân sách thì không thể thực hiện được. Nguồn lực chúng ta không thiếu nhưng quan trọng là phải mở ra cơ chế để huy động.

Về giải pháp huy động vốn, các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam đang đề nghị với nhà nước thành lập các quỹ đầu tư hạ tầng; hoặc có thể chế để doanh nghiệp phát hành trái phiếu công trình để từ đó thu hút, huy động nguồn lực từ xã hội, người dân chứ không thể chỉ trông chờ vào vốn từ các ngân hàng thương mại.

Mới đây, tại dự án đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), để giải quyết khó khăn về vốn, Tập đoàn Đèo Cả đề xuất phương án áp dụng mô hình hợp tác kinh doanh (BCC) thông qua việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các nhà thầu thi công có năng lực tài chính, kinh nghiệm trong nước và quốc tế hoặc phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp để thu hút đầu tư. Hướng đi của Tập đoàn Đèo Cả đang tiệm cận cách thực hiện hợp tác công tư theo cách làm của các nước trên thế giới.

Thời gian qua, Tập đoàn Đèo Cả đã được nhiều địa phương mời tham gia triển khai các dự án theo hình thức PPP. Doanh nghiệp này đã cùng lãnh đạo các tỉnh báo cáo với Chính phủ cụ thể về phương thức huy động vốn cho các dự án đầu tư PPP, trong đó có phương thức huy động vốn trái phiếu, cổ phiếu… Phương thức này đã được các bộ, ngành đồng tình ủng hộ và được Chính phủ đánh giá cao, là một giải pháp phù hợp và khả thi trong vấn đề thu xếp vốn cho các dự án giao thông hiện nay, mở ra hướng đi mới cho PPP đặt trong trường hợp nếu không vay được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại.

Chọn cổ đông chiến lược để đồng hành

Theo TS Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các tổ chức như Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Quỹ Đầu tư tài chính… - là các cổ đông chiến lược của Tập đoàn Đèo Cả -cùng gắn bó hơn 10 năm qua để hoàn thành dự án hầm đường bộ Đèo Cả với chuỗi các hầm như hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân…, xóa đi các "điểm đen" giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực. Các cổ đông này hiểu rõ với số vốn bỏ ra đầu tư ban đầu cho dự án hiện đã gia tăng rất nhiều lần và góp phần tạo ra một thương hiệu Đèo Cả như ngày nay.

Ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, thông tin: "Khi làm việc với đối tác là các nhà đầu tư đến từ Mỹ, Singapore, Hàn Quốc…, họ đều có chung một quan điểm là muốn hợp tác với chúng tôi và trở thành một cổ đông chiến lược. Một công ty tài chính đến từ California - Mỹ sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về các hoạt động đầu tư của Đèo Cả, đã gửi tới lời đề nghị chính thức mua 5-10% cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán HHV) để trở thành cổ đông lớn. Mục đích của họ là tham gia vào công cuộc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tại Việt Nam và quan trọng hơn là họ thấy được tiềm năng và cơ hội đầu tư cùng với Đèo Cả".

Đây là bước đầu tiên để Đèo Cả có thể huy động vốn nước ngoài thông qua các hình thức như tăng vốn, trái phiếu, hợp đồng BCC đối với các nhà đầu tư, các định chế tài chính quốc tế… nhằm tối ưu hóa lợi nhuận khi thay thế dần các khoản vay tín dụng trong nước có lãi suất khá cao từ 11%-12%/năm, cải thiện các chỉ số tài chính trong dài hạn để khẳng định "gia tăng giá trị thực trên sản phẩm thực đã có".

Trước xu thế quốc tế hóa các hoạt động kinh doanh "bùng nổ" như hiện nay, đặt trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trong nước hạn chế thì việc tận dụng nguồn lực bên ngoài là một hướng đi cần thiết đối với doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra, tạo đà cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tại Dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, dự án được ký sau cùng trong số các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức PPP, Tập đoàn Đèo Cả - đứng đầu liên danh nhà đầu tư - rất tự tin sẽ thực hiện thành công dự án khi đã chủ động triển khai phương án huy động vốn đa dạng, không phụ thuộc vào tổ chức tín dụng.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
46 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
50 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
15 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
14 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.